Giới trẻ
04/08/2016 11:25Bí mật "chăn chuối": Vì sao phụ nữ thành thị có nhu cầu "chăn gối" cao hơn?
Theo anh Tiến, sự "nổi loạn" trong đời sống chăn gối của phụ nữ qua trào lưu “chăn chuối” đang rộ lên ở Việt Nam tuy mới nhưng không hề lạ. Nó mang hơi hướng của cuộc "Cách mạng tình dục" diễn ra ở Tây phương những năm 70, tạo chuyển biến lớn trong cái nhìn của xã hội về tình dục.
Song, "chăn chuối” lại đi kèm với nhiều hệ lụy, mối quan hệ gia đình bị lung lay, việc giáo dục con cái gặp nhiều khó khăn; chứ không đơn thuần chỉ là sự “giải phóng cuối cùng” của người phụ nữ trong những ràng buộc về trinh tiết, đức hạnh.
![]() Phụ nữ sống ở các đô thị lớn là nhóm 'nữ đột phá', mang đến nhiều thay đổi về quan niệm đức hạnh phụ nữ và đời sống tình dục. ẢNH MINH HỌA SHUTTERSTOCK |
Trào lưu “chăn chuối” bắt nguồn từ những nhóm nhỏ phụ nữ sống ở những đô thị lớn như Sài Gòn hay Hà Nội, bởi xã hội đô thị là một xã hội vô danh nơi mà người ta sống theo chủ nghĩa cá nhân nhiều hơn. Cái tôi của mỗi người nhờ thế mà được thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Họ dễ dàng làm được việc mình muốn, thích mà không bị bó buộc quá nhiều vào các giá trị truyền thống, ràng buộc dòng họ…, anh Tiến chia sẻ thêm.
![]() Phụ nữ 'nổi loạn' bởi xã hội hiện đại thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tự do cá nhân ẢNH MINH HỌA SHUTTERSTOCK |
Vì có thể được xã hội chấp nhận như một chuyện tất yếu nên chúng ta cần có tâm lý chuẩn bị ứng phó với việc này. Cũng giống như ở phương Tây, họ chấp nhận tỷ lệ ly hôn tăng cao (vì đời sống tình dục thoáng), nhưng bù lại, họ có những định chế để các gia đình, trẻ em phát triển đầy đủ và bền vững, thạc sĩ Xã hội học chia sẻ.
“Theo tôi, một tình yêu đẹp thường được xây dựng dựa trên 3 yếu tố: hai người phải phù hợp với nhau về mặt sinh lý, phù hợp với nhau về mặt tâm hồn và sống có trách nhiệm với nhau. Nếu thiếu hụt một trong những điều trên, vợ hoặc chồng phải tìm cách bổ sung và bồi đắp đúng mức, đừng nghĩ đến thú vui ‘chăn chuối’ hay một ngã rẽ nào khác, bởi cái mà bạn nghĩ là lối thoát của hôn nhân cũng có thể đẩy bạn vào vực thẳm ngay lập tức”, PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Thu Mai khuyên bạn trẻ.
![]() Con người tìm đến nhau để khỏa lấp những thiếu thốn trong nhu cầu sinh lý lẫn tâm lý. ẢNH MINH HỌA SHUTTERSTOCK |
Trong khi đó, chị Hồ Thị Sang, bác sĩ tư vấn bệnh phụ khoa tại một phòng khám đa khoa ở TP.HCM khá quan ngại với các trường hợp chị em phụ nữ “chăn chuối” có quan hệ xác thịt với nhiều người đàn ông.
Theo bác sĩ Sang, dù chúng ta có dùng biện pháp bảo vệ đi nữa, vẫn không thể lường trước những nguy cơ lây nhiễm ngoài ý muốn (vì bao cao su cũng có lúc bị rách).
Trào lưu 'chăn chuối' mang nhiều hệ lụy, mối quan hệ gia đình bị lung lay, việc giáo dục con cái gặp nhiều khó khăn; chứ không đơn thuần chỉ là sự 'giải phóng cuối cùng' của người phụ nữ trong những ràng buộc về trinh tiết, đức hạnh. Lê Minh Tiến -Thạc sĩ Xã hội học |
Phụ nữ 'chăn chuối' không hoàn toàn là câu chuyện của thể xác, mà nó đến từ cảm giác muốn được yêu thương, che chở ai đó ẩn sâu bên trong mỗi cô gái. Trong khi đó, một số trai trẻ có cuộc sống như 'gà công nghiệp' lại cần lắm vòng tay ấm áp từ người tình. Cứ thế, họ tìm đến nhau... Trần Thị Thu Mai - PGS.TS Tâm lý học |
Một tình yêu đẹp thường được xây dựng dựa trên 3 yếu tố: hai người phải phù hợp với nhau về mặt sinh lý, phù hợp với nhau về mặt tâm hồn và sống có trách nhiệm với nhau. Nếu thiếu hụt một trong những điều trên, vợ hoặc chồng phải tìm cách bổ sung và bồi đắp đúng mức, đừng nghĩ đến thú vui ‘chăn chuối’ hay một ngã rẽ nào khác, bởi cái mà bạn nghĩ là lối thoát của hôn nhân cũng có thể đẩy bạn vào vực thẳm ngay lập tức. Trần Thị Thu Mai - PGS.TS Tâm lý học |
Theo Lê Ái (Thanh Niên Online)