Thế giới
05/03/2017 09:436 tàu ngầm Việt trực chiến–vũ khí bất bại của nước nhỏ
Sáng 28/2/2017, tại căn cứ quân sự Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ thượng cờ tàu ngầm 186 Đà Nẵng và 187 Bà Rịa-Vũng Tàu.
Có lẽ nhân dịp này, xin cung cấp một số thông tin tổng quan về tàu ngầm qua bài viết của Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga với tiêu đề "Tàu ngầm – vũ khí bất bại của kẻ yếu". Chúng tôi có sắp xếp lại và đặt tiêu mục để tiện theo dõi.
1.Trước hết, về một số đặc điểm của tàu ngầm
Mặc dù hiện nay các phương tiện chống ngầm đã và đang có những bước phát triển vượt bậc nhưng tàu ngầm, cũng như xe tăng và máy bay lên thẳng vẫn sẽ là các phương tiện kỹ thuật tác chiến không thể thay thế.
Tàu ngầm có những ưu thế nổi bật sau: 1/ đó là khả năng bí mật tiếp cận hoặc tiêu diệt mục tiêu, 2/ khả năng di chuyển trong không gian 3 chiều, 3/ luôn có khả năng phát hiện tàu nổi trước khi nó bị chiếc tàu nổi đó phát hiện 4/ Như kinh nghiệm lịch sử cho thấy, tàu ngầm là phương tiện chiến đấu rất hiệu quả của một hạm đội (hải quân) yếu hơn chống lại một hạm đội (lực lượng hải quân) của một đối phương mạnh hơn. 5/ Tàu ngầm rẻ hơn các tàu nổi, thời gian đóng nhanh hơn và kíp thủy thủ ít người hơn.
Ưu thế chủ yếu của tàu ngầm là khả năng giữ bí mật – khả năng này đôi khi làm vô hiệu hóa sự vượt trội về lực lượng của đối phương. Và như vậy, loại vũ khí này rất thích hợp với các nước đang phát triển .
Dưới đây là tàu ngầm sử dụng động cơ AIP (Air Independent Propulsion - động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập) của một số nước,
|
Tàu ngầm U-212 của Đức |
|
Tàu ngầm U-214 của Đức |
|
Tàu ngầm “ Scorpene ” của Pháp |
|
Tàu ngầm kiểu S-80 của Tây Ban Nha |
|
Tàu ngầm “ Gotland” của Thụy Điển |
|
Tàu ngầm “ Västergötland” của Thụy Điển |
|
Tàu ngầm “ Soryu” của Nhật Bản |
|
Tàu ngầm dự án 041 của Trung Quốc |
Tàu ngầm sử dụng động cơ AIP có thể lặn dưới nước thời gian dài, chúng cũng đơn giản trong sử dụng, giá thành rẻ chi phí khai thác không lớn, thân thiện với môi trường hơn và vừa với túi tiền của nhiều nước, ít tiếng ồn hơn so với các tàu ngầm hạt nhân.
Hiện nay, các tàu ngầm “Scorpene” của Pháp, “S- 80” của Tây Ban Nha, “Gotland“ và “Västergötland” của Thụy Điển, “Soryu” của Nhật Bản , “Yuan” (dự án 041) của Trung Quốc đã sử dụng động cơ AIP.
Sự phát triển của tên lửa có cánh phóng từ biển đã làm cho tàu ngầm trở thành phương tiện tấn công các mục tiêu trên đất liền rất hiệu quả. Các tàu ngầm của Nga sử dụng các tên lửa họ “Yakhont” và “Calibr” tạo ra một mối đe dọa thực sự đối với lực lượng vũ trang của bất kỳ quốc gia nào.
![]() |
Hải quân Nga lên kế hoạch cho thử nghiệm trên biển tàu ngầm B-90 “ Sarov” với động cơ thử nghiệm sử dụng khí hydro |
Xu hướng phát triển tàu ngầm chủ yếu hiện nay là tiếp tục tăng năng lực “tàng hình”. Tuy nhiên, có thể nói là khả năng tàng hình của tàu ngầm đã gần như đạt đến ngưỡng giới hạn bởi vì không thể loại trừ hết những tác động làm lộ của những vật thể lớn như tàu ngầm.
Thậm chí cả trong trường hợp khử hết trường âm thanh và trường từ, cũng không thể loại trừ nốt trường trọng lực và vết rẽ nước của tàu.
Có lẽ, tốc độ của tàu ngầm cũng đã sát ngưỡng giới hạn. Dư địa phát triển quan trọng nhất hiện nay là tăng độ lặn sâu của tàu. Trong trường hợp này, còn lâu nữa mới đến ngưỡng. Mục tiêu đặt ra có thể là tàu ngầm có thể lặn đến độ sâu 1km và có thể phóng ngư lôi từ những độ sâu như vậy.
Nếu thực hiện được mục tiêu trên, công nghệ đóng tàu ngầm sẽ đạt một bước phát triển mới về chất. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần phảỉ giải quyết rất nhiều nhiệm vụ phức tạp.
![]() |
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh kiểu “Ohio” – phương tiện mang một số lượng lớn tên lửa có cánh phóng từ biển ( hơn 100 quả ) |
Không loại trừ khả năng áp dụng và phát triển kinh nghiệm của tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh kiểu “Ohio” của Mỹ - tức là chế tạo mới hoặc cải hoán các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh hiện có thành các phương tiện mang một khối lượng lớn tên lửa có cánh (hơn 100 quả).
Cũng có thể đóng các tàu ngầm cỡ nhỏ hoạt động ở khu vực ven bờ chuyên thực hiện chức năng chống đổ bộ và chống các đợt tấn công bằng các tên lửa có cánh phóng từ biển vào các mục tiêu trên đất liền.
2.Thông tin tổng quan về lực lượng tàu ngầm một số nước
2.1. Mỹ có hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới (không tính các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trực thuộc Lực lượng kiềm chế hạt nhân chiến lược) với 04 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh kiểu “Ohio”, 09 chiếc tàu ngầm hạt nhân kiểu “Virginia” (sẽ có từ 30 đến 40 chiếc nữa), 03 tàu ngầm hạt nhân kiểu “Sea Wolf” và 42 (+ 1 chiếc dự bi) tàu ngầm hạt nhân kiểu “ Los Angeles”.
Những tàu ngầm này đủ mạnh để đối phó với không chỉ hải quân của bất kỳ đối thủ nào, mà còn để tấn công các mục tiêu trên bờ bằng tên lửa “Tomahawk”.
Đồng thời, Mỹ cũng là nước có khả năng chống ngầm mạnh nhất. Nước này đã cho triển khai hệ thống SOSUS (Sound SUrveillance System – Hệ thống giám sát âm thanh) gồm các thiết bị dò âm dưới nước kết nối với nhau và với các trạm xử lý tín hiệu trên mặt đất bằng các cáp từ những năm 1950 (kết thúc triển khai vào đầu những năm 1960).
Mạng này kéo dài từ Grinland đến NaUy và Anh , và chạy dọc theo bờ Thái Bình Dương của Mỹ.
![]() |
Hiện nay , Mỹ gần như đã không sử dụng hệ thống SOSUS vì chi phí khai thác quá lớn |
Trên các tuyến trên, có rất nhiều các tàu và máy bay tuần tiễu hoạt động – chúng liên tục “chăm chú lắng nghe” biển. Các tàu nổi kéo các ăng ten thủy âm có chiều dài đến 2,5km, thả sâu dưới biển từ 100 đến 500 m. Các máy bay thả các phao thủy âm để đảm bảo có thể “nghe” được các âm thanh dưới đại dương tại bất kỳ điểm nào.
Hệ thống này liên tục được mở rộng, đến những năm 1980 nó đã phủ 75% diện tích Bán cầu Bắc và thường xuyên được hiện đại hóa.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, người Mỹ gần như đã dừng khai thác SOSUS vì chi phí quá lớn.
Thay cho hệ thống này là một hệ thống mới phù hợp với học thuyết “chiến tranh mạng”. Nó gồm các máy phát LELFAS (Long-Endurance Low-Frequency Active Source) và các máy thu ADS (Advanced Deployable System).
Các máy phát có các kích thước gần 03 m và có thể nhanh chóng được lắp trên các tàu nổi, tàu ngầm ở bất kỳ địa điểm nào và vào bất cứ thời gian nào. Các máy thu là những cáp quang dài 20km với hàng nghìn máy dò thủy âm. Nhờ có các modul đặc biệt, chúng truyền dữ liệu lên trên mặt đất. Các tàu ngầm hạt nhân có thể tích hợp với ADS để nhận biết tình huống dưới nước.
Hệ thống nói trên cho phép phủ một khoảng không gian biển rộng lớn bằng một mạng dày đặc, tàu ngầm đối phương rất khó có thể thoát ra được trường quan sát của hệ thống này.
Bởi vì ngay cả kiểu tàu ít tiếng ồn nhất trên thế giới là “Sea Wolf” thì cũng bị hệ thống này phát hiện ở cự ly 30 -35 km, còn loại tàu ngầm ít tiếng ồn nhất của Nga cũng bị nó “tóm sống” ở cự ly 200km.
![]() |
Maket tên lửa tàu ngầm tốc độ cao “ Barracuda” |
2.2 .Người Đức hiện nay đang thực hiện chương trình đóng tàu ngầm dự án 212, 212A và 214 cho chính Hải quân Đức (06 chiếc), cho Ý và Hy Lạp (mỗi nước 04 chiếc) và cho Bồ Đào Nga (02 chiếc).
Những chiếc tàu ngầm này có lẽ là những tàu ngầm hiện đại nhất thế giới, công nghiệp đóng tàu ngầm Đức đang ứng dụng hàng loạt các thiết kế và giải pháp mới, trong đó có cả kiểu tên lửa trên tàu ngầm thứ 2 (sau kiểu tên lửa “ Squal”), tên lửa phòng không có điều khiển phóng từ tàu ngầm đầu tiên trên thế giới cho các tàu ngầm IDAS và tổ hợp pháo cũng là đầu tiên trên thế giới (cỡ 30 ly) có thể bắn khi tàu ngầm đang lặn ở độ sâu nhô kính tiềm vọng.
![]() |
Tên lửa phòng không có điều khiển trang bị cho tàu ngầm IDAS đầu tiên trên thế giới |
2.3. Thụy Điển đã đưa vào trang bị 03 tàu ngầm kiểu “Gotland”, ngoài ra, Hải quân nước này đang còn giữ trong trang bị 02 trong số 04 chiếc tàu ngầm kiểu “Västergötland ”, 2 chiếc “Västergötland” khác đã bán cho Singapore.
2.4.Tây Ban Nha đang đóng 04 chiếc tàu ngầm kiểu S-80 trang bị cho Hải quân (để thay thế các tàu ngầm kiểu “Agosta” ). Tất cả các tàu ngầm này đều được trang bị động cơ AIP.
2.5. Anh và Pháp đã không còn sử dụng các tàu ngầm điện – diesel.
Anh sẽ đóng 07 tàu ngầm hạt nhân mới. Còn Pháp – cũng sẽ đóng 06 chiếc tàu ngầm hạt nhân: các tàu ngầm Anh “Astute” và tàu ngầm Pháp “Barracuda” (lưu ý không nhầm với tên lửa ngầm cũng có tên là “ Barracuda” của Đức (ảnh phía trên), để thay thế các lớp tàu “Trafalgar” và “Rubis” đã lạc hậu (các tàu ngầm động cơ AIP của Pháp chỉ để xuất khẩu).
2.6. Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có 08 tàu ngầm dự án 209/1400, sẽ đưa vào trang bị ít nhất là 04 tàu ngầm dự án 214 nữa.
Dĩ nhiên, Châu Á không những không “tụt hậu”, mà còn qua mặt Châu Âu, cụ thể là: 2.7. Israel đã mua của Đức 04 chiếc dự án 212 ( như đã nói ở trên) và hiện Đức cũng đang đóng cho nước này thêm 02 chiếc tàu ngầm kiểu “Delphin” .
2.8 . Cộng Hòa Triều Tiên (Hàn Quốc). Nhờ hợp tác với Đức, nước này chỉ trong một thời gian ngắn đã sở hữu một trong những hạm đội tàu ngầm được đánh giá là mạnh nhất thế giới với 09 tàu ngầm dự án 209 và 03 tàu ngầm dự án 214.
![]() |
Tàu ngầm kiểu “ Barracuda” có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất bằng tên lửa có cánh, đổ bộ các phân đội đặc nhiệm và thu thập thông tin tình báo |
2.9. Hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản gồm có 19 chiếc: 04 chiếc kiểu “Sōryū”, 11 chiếc kiểu “Oyashio”, 05 chiếc kiểu “Harusio” (trong đó có 03 chiếc chuyên sử dụng để huấn luyện). Như đã nói ở trên, tàu ngầm kiểu “Sōryū” được trang bị động cơ AIP.
2.10. Hải quân Malaixia mua của Pháp 02 chiếc tàu ngầm động cơ AIP “Scorpene” .
2.11. Hải quân Việt Nam hiện đã có trong trang bị 06 chiếc tàu ngầm dự án 636 của Nga.
2.12. Còn về Trung Quốc, nếu tính tổng số cả tàu ngầm diesel và tàu ngầm hạt nhân mang ngư lôi (đa năng- gần 70 chiếc), thì nước này đứng đầu thế giới tính theo tiêu chí này.
Thêm nữa, số lượng tàu được giữ tương đối ổn định. Hiện nay, Hải quân nước này có 08 tàu ngầm dự án 033, 13 chiếc dự án 035 “Minh”, 05 chiếc dự án 035G , 13 chiếc dự án 039G “Tống”, 02 chiếc dự án 877, 02 chiếc dự án 636, 08 chiếc dự án 636EM, mỗi tàu mang 04 tên lửa chống hạm 3M54E, 10 chiếc dự án 041A “Yuan” ( 039A/B) mang tên lửa có cánh chống hạm YJ-8Q, 04 chiếc tàu ngầm hạt nhân dự án 091 “Hán” và 04 chiếc dự án 093 “Shan” mang tên lửa có cánh chống hạm Ỵ-8Q.
Các tàu ngầm hạt nhân mới dự án 093 sẽ thay thế và bổ sung cho các tàu ngầm hạt nhân dự án 091, các tàu ngầm dự án 041 (039A/B) sẽ dần thay thế các tàu ngầm dự án 033 và 035 các biến thể cũ.
Các tàu ngầm dự án 041 cũng có động cơ AIP. Có thể các tàu dự án 041 sẽ được đóng với số lượng lớn. Các tàu ngầm dự án 039G, 877 và 636 sẽ còn được khai thác trong một thời gian dài nữa .
2.13. Lực lượng tàu ngầm Ấn Độ, gồm có 04 tàu dự án 209/1500 và 10 chiếc dự án 877 mang tên lửa có cánh phóng từ biển “Brahmos” – hiện hạm đội tàu ngầm nước này được coi là lực lượng tàu ngầm mạnh nhất trên Ấn Độ Dương. Nước này sẽ mua 06 chiếc tàu ngầm kiểu “ Scorpene” động cơ AIP của Pháp.
![]() |
Tàu ngầm kiểu “ Arihant “ |
Ấn Độ cũng đang nỗ lực phát triển đội tàu ngầm hạt nhân, đã thuê của Nga tàu ngầm hạt nhân dự án 971 và bắt đầu triển khai tự đóng tàu ngầm hạt nhân kiểu “Arihant” .
2.14. Còn Pakistan. Lực lượng tàu ngầm nước này hiện có 05 chiếc tàu ngầm kiểu “Agosta” của Pháp , trong đó có 03 chiếc tương đối hiện đại là “Agosta -90B”.
2.15. Hải quân Iran có 04 chiếc tàu ngầm dự án 977 mua của Nga, không ít hơn 20 chiếc tàu ngầm cỡ nhỏ tự đóng và nhận từ Bắc Triều Tiên. Lực lượng này có thể gây ra khó khăn cho Hải quân Mỹ nếu nước này tấn công Iran.
2.16. Algeria mới mua thêm 02 tàu ngầm dự án 636 , trước đó đã có 02 chiếc dự án 877.
2.17. Brazil cũng là nước có nhiều tham vọng và hiện đã có một hạm đội tàu ngầm tương đối lớn. Có 05 chiếc dự án 209/1400, đã đặt mua 04 chiếc tàu ngầm kiểu “Scorpene” của Pháp, dự định sẽ tự đóng tàu ngầm hạt nhân.
2.18 . Chi Lê là nước đầu tiên trên thế giới nhận tàu ngầm “Scorpene” ( hiện đã có 02 chiếc” Scorpene” + 02 chiếc dự án 209/1400 từ trước).
2.19 . Hải quân Nga hiện có:
|
Tàu ngầm dự án 949 |
|
Tàu ngầm dự án 971 |
|
Tàu ngầm dự án 945 |
|
Tàu ngầm dự án 671RТМК |
|
Tàu ngầm dự án 877 |
Nga có đội tàu ngầm lớn thứ ba (tính tổng số, sau Trung Quốc và Mỹ) và có hạm đội tàu ngầm hạt nhân lớn thứ hai trên thế giới (sau Mỹ).
Nếu không tính 10 tàu ngầm tuần dương mang tên lửa chiến lược và 10 tàu ngầm chuyên dụng, Hải quân Nga hiện nay có 08 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa có cánh dự án 949A (03 chiếc thuộc Hạm đội Phương Bắc, 05 chiếc thuộc Hạm đội Thái Bình Dương), 11 tàu ngầm hạt nhân dự án 971(06 chiếc biên chế cho Hạm đội Biển Bắc, 05 chiếc thuộc Hạm đội Thái Bình Dương),
04 tàu ngầm hạt nhân dự án 945 ( thuộc Hạm đội Biển Bắc), 04 tàu ngầm hạt nhân dự án 671RTMK ( Hạm đội Biển Bắc), 17 tàu ngầm dự án 877 (07 chiếc thuộc Hạm đội Biển Bắc, 08 chiếc – Hạm đội Thái Bình Dương, 01 chiếc thuộc Hạm đội Baltic, 01 chiếc thuộc Hạm đội Biển Đen). Phần lớn các tàu này được đưa vào trang bị trước khi Liên Xô tan vỡ, số còn lại – vào nửa đầu những năm 90.
Triển vọng đổi mới hạm đội tàu ngầm của Nga hiện rất mù mịt (nguyên văn). Đến năm 2020, trong trường hợp khả quan nhất, Hải quân Nga sẽ nhận 03 hoặc 04 tàu ngầm hạt nhân dự án 885(M), nhưng như thế cũng không đủ để bù cho những tàu ngầm sẽ bị thanh lý đến thời điểm đó.
Các tàu ngầm dự án 677 động cơ AIP cũng đang gặp nhiều vấn đề với chính động cơ.
Mặc dù chiếc tàu đầu tiên của dự án này là “Sant – Peterburg” đã được đưa vào biên chế của Hạm đội Baltic, rất tiếc, không loại trừ khả năng là nó sẽ là chiếc tàu ngầm duy nhất của dự án này.
Kết quả là, cũng như trong hàng loạt các trường hợp khác, triển vọng sáng sủa nhất là quay trở lại thực hiện các dự án Xô Viết đã được hoàn thiện và chuyên để xuất khẩu.
![]() |
Tàu ngầm dự án 636 được ứng dụng những thành tựu hiện đại nhất |
Hiện nay, Nga đang đóng các tàu ngầm dự án 636 cho Hải quân Nga, - trước đây những tàu ngầm này được đóng chỉ để xuất khẩu (cho Trung Quốc, Algeria và Việt Nam).
Kế hoạch sẽ đóng 06 chiếc, nhưng không loại trừ khả năng sẽ còn nhiều hơn.
Xét tổng thể, ưu tiên của Nga trong tương lai gần là phát triển hạm đội tàu ngầm để giữ vai trò là một bộ phận cấu thành của Lực lượng kiềm chế hạt nhân và đồng thời cũng là phương tiện để tiêu diệt các phương tiện mang tên lửa có cánh phóng từ biển và thành tố biển của hệ thống phòng thủ chống tên lửa (đối phương).
Còn về hạm đội tàu nổi (Nga), thì ít nhất, rất cần phải có một học thuyết rõ ràng về việc đóng tàu nổi như thế nào.
Nếu tính đến những hạn chế về năng suất sản xuất , sự thiếu hụt về cán bộ khoa học và kỹ thuật của công nghiệp quốc phòng Nga (trong đó có công nghiệp đóng tàu), thì , kinh phí dành cho Hải quân phải được ưu tiên sử dụng trước hết cho việc đóng tàu ngầm và xây dựng cơ sở hạ tầng tương ứng cho lực lượng này.
Theo Lê Hùng – Nguyễn Hoàng (Đất Việt)