Thế giới
12/01/2016 10:12Đằng sau động thái công bố luật chống khủng bố mới của Trung Quốc
Việc Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố có thể chỉ để gia tăng ấn tượng của dư luận quốc tế rằng chính quyền nước này rất có trách nhiệm.
Việc Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố có thể chỉ để gia tăng ấn tượng của dư luận quốc tế rằng chính quyền nước này rất có trách nhiệm.
Theo báo chí Nga, gần đây, hồi cuối năm 2015 chính quyền Trung Quốc đã thông qua một bộ luật chống khủng bố mới trong đó cho phép quân đội, công an nước này có thể đưa lực lượng ra nước ngoài làm nhiệm vụ.
![]() |
Binh sỹ quân đội, công an Trung Quốc có thể ra nước ngoài tham gia các chiến dịch chống khủng bố theo luật mới được Bắc Kinh công bố. |
Việc Bắc Kinh thông qua luật mới liên quan đến việc đảm bảo an ninh, chống khủng bố, dư luận quốc cho rằng có khả năng đây là động thái mở đường cho việc đưa quân đội đến Syria tham chiến bởi TQ đang lo ngại các phần tử dân tộc cực đoan có liên hệ với al-Qaeda ở TQ có thể trở về từ Syria hay Iraq.
Tuy nhiên, theo nhà báo Nga Anton Mardasov đồn đoán này có thể hoàn toàn không chính xác bởi hiện nay không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ tham chiến chống IS tại Syria.
Vậy, động thái thông qua luật chống khủng bố mới mà Bắc Kinh vừa công bố để mở đường cho việc gì?
Nói trên trang thông tin quân sự Voyenno-promyshlennyy Kuryer của Nga, nhà báo Anton Mardasov cho rằng Trung Quốc hiện nay không sẵn sàng từ bỏ chính sách duy trì tốt quan hệ với các quốc gia ở khu vực chiến sự, đáng chú ý là với các nước đang tài trợ, ủng hộ cuộc cách mạng lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng có thể quan tâm đến việc tiêu diệt các phần tử khủng bố ở nước ngoài giống như IS ở Iraq và Syria, đặc biệt là các thành phần bị Bắc Kinh liệt vào danh sách các thành viên của phong trào hồi giáo Turkestan vốn từ lâu đã đưa ra yêu cầu đòi ly khai, độc lập cho tỉnh Tân Cương.
Các chuyên gia an ninh trước đó cũng đã cảnh bảo rằng các đối tượng cực đoan dân tộc người Duy Ngô Nhĩ có liên hệ với phong trào IS và Al-Nusra ở Trung Đông và họ đã có những căn cứ và trung tâm huấn luyện riêng của mình.
Hồi tháng 10 năm 2015, trang BMPD từng có nhận định cho rằng lập trường của Bắc Kinh đối với Tổng thống Syria Assad đã có sự thay đổi, người ta chứng kiến nhiều loại vũ khí do TQ sản xuất có trong tay các phần tử phiến quân ở Syria và đa số chúng được các nước Arập mua của TQ và chuyển đến tay các phiến quân chống chính quyền của ông Assad.
Nói trên báo Svobodnaya Pressa, ông Alexei Maslov - Giám đốc trường nghiên cứu châu Á tại Viện kinh tế cao cấp Moscow cho rằng việc Nga can thiệp vào tình hình Syria đã khiến Trung Quốc cố gắng nhân cơ hội đưa ra những động thái nhằm nâng cao hình ảnh quốc gia trong những công việc quan trọng của thế giới mặc dù hành động thực tế đến nay chưa được Bắc Kinh chứng minh.
Trong rất nhiều năm, Trung Quốc chưa tham gia vào bất cứ cuộc xung đột nào ở nước ngoài, nay rõ ràng việc chống khủng bố IS là quan trọng và Trung Quốc cũng không thể làm ngơ trong khi rõ ràng Bắc Kinh đang muốn thể hiện mình là một cường quốc.
Việc Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố có thể chỉ để gia tăng ấn tượng của dư luận quốc rằng chính quyền nước này rất có trách nhiệm, sẵn sàng hành động cùng các cường quốc khác mà thôi.
>> Chống khủng bố kiểu Trung Quốc gây quan ngại
>> Trung Quốc thông qua luật chống khủng bố
Theo Hòa Bình (Nguoiduatin.vn)