Đây là những bộ não nhân tạo siêu việt nhờ những thuật toán logic được nạp vào bộ nhớ khiến chúng có khả năng tác chiến khủng.
Đây là những bộ não nhân tạo siêu việt nhờ những thuật toán logic được nạp vào bộ nhớ khiến chúng có khả năng tác chiến khủng.
Ở vị trí thứ 5 là MQ-9 Reaper. Đây là loại UAV trinh sát và tấn công có trọng lượng tối đa 5 tấn, thời gian bay liên tục 24h, ở độ cao 13km với tốc độ 400km/h, nhiên liệu mang theo 1300kg. MQ-9 được trang bị động cơ turbo-prop, 900 hp, vũ khí mang theo 4 tên lửa Hellfayr và 2 bom điều khiển JDAM.
 
 
Thiết bị tác chiến điện tử trên MQ-9 Reaper gồm có Radar AN/APY-8 chế độ bản đồ đặt dưới mũi, hệ thống kính ngắm quang điện MTS-B thiết kế dạng module hình cầu dùng để nhìn đường, chỉ thị mục tiêu cho vũ khí bán chủ động dẫn đường bằng laser. Chi phí sản xuất là 16.9 triệu USD.
 
 
Vị trí thứ 4 là Interstate TDR-1. Đây cũng là loại UAV ném bom có trọng lượng 2.7 tấn, động cơ 2x220hp, tốc độ bay 225km/h, tầm xa bay 680km, có thể mang theo 907kg vũ khí. TDR-1 được sử dung trong thế chiến 2 để tiêu diệt hạm đội Nhật, đưa vào thử nghiệm tác chiến năm 1942.
 
 
Đến năm 1943 đã thành lập 18 phi đội TDR-1 với số lượng 1000 chiếc với 162 lần tác chiến. Bí mật chính của TDR-1 là thiết kế máy quay video nhỏ Vladimir Zworykin, trọng lượng 44 kg, có khả năng truyền hình ảnh qua mạng không dây với tốc độ 40 khung hình/giây.
 
 
Vị trí thứ 3 là RQ-4 Global Hawk, một loại UAV trinh sát có thời gian bay 32 giờ, tốc độ tối đa 620km/h trên độ cao 18.2km. RQ-4 Global Hawk sử dụng động cơ phản lực với lực đẩy 3 tấn, tầm xa tác chiến 22000 km. Chi phí sản xuất 131 triệu USD.
 
 
RQ-4 được trang bị các thiết bị trinh sát Hisar, bao gồm radar khẩu độ tổng hợp, máy ảnh nhiệt quang học, có tốc độ dữ liệu truyền hình vệ tinh là 50 Mbit/giây. Lắp đặt bổ sung thiết bị trinh sát điện tử điện tử.
 
 
RQ-4 Global Hawk có một loạt thiết bị bảo hộ, bao gồm trạm cảnh báo radar, laser chiếu xạ và lẫy ALE-50 để chuyển hướng né tên lửa. Xứng đáng kế vị gián điệp U-2 bá chủ tầng bình lưu với sải cánh khổng lồ. Thời gian bay liên tục 32 giờ, tổng thời gian vận hành lên đến 100 000 giơ. Ngoài ra còn trang bị radar trinh sát biển năng lực quét 7 triệu km2/ngày đêm.
 
 
Vị trí thứ 2 là X-47B Pegasus, một loại UAV trinh sát tấn công có trọng lượng lên đến 20 tấn, tốc độ bay Mach 0.9 trên độ cao 12km, động cơ lực đẩy 16.8 tấn, có tầm xa hoạt động 3900 km, mang theo 2 tấn bom. Chi phí sản xuất khoảng 900 triệu USD.
 
 
Điểm đặc biệt của X-47B là thân được làm bằng công nghệ tàng hình, cánh được thiết kế với góc cản âm không khí. Để hạn chế ảnh hưởng phần trước UAV thiết kế mũi như tàu vũ trụ. Năm ngoái X-47B được trình diễn thử nghiệm từ tàu sân bay, trong tương lai trọng lượng vũ khí mang theo có thể đến 4 tấn.
 
 
Đứng số nột trong Top là UAV Taranis, chế tạo bởi công ty Anh BAE Systems, có tốc độ cận âm thanh, động cơ turbo phản lực 4 tấn, thiết kế hai khoang chứa vũ khí.
 
Theo Đất Việt
 
Theo Đất Việt