Thế giới
09/01/2017 10:28Pháp đề phòng trước khả năng scandal bầu cử Mỹ
Nước Pháp lo ngại bị tấn công mạng như bầu cử Tổng thống Mỹ, đề phòng trường hợp phe cánh nắm quyền.
Trả lời phỏng vấn báo Le Journal du Dimanche, ông Jean-Yves Le Drian nói rằng có một nguy cơ thật sự về các cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng dân sự của Pháp như điện, nước, viễn thông, vận tải cũng như chống lại nền dân chủ và truyền thông của nước này.
![]() |
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian. |
Theo ông, Pháp không nên chỉ tự bảo vệ nước này trước các cuộc tấn công mạng mà cũng cần có khả năng tấn công khi cần thiết, có thể là bằng cả vũ khí thông thường. Ông đồng thời nhấn mạnh nếu cuộc bầu cử Mỹ thực sự bị tác động, đó sẽ là sự can thiệp không thể chấp nhận, bởi tấn công vào cuộc bầu cử của một quốc gia đồng nghĩa với việc tấn công những nền tảng dân chủ và chủ quyền của quốc gia đó.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Pháp sẽ tổ chức bầu cử tổng thống trong khoảng thời gian từ tháng Tư đến tháng Năm tới. Hồi tháng 4/2015, đài truyền hình TV5Monde của Pháp từng bị tin tặc làm mất sóng và nguồn tin tư pháp nước này sau đó nói rằng tin tặc Nga có quan hệ với Điện Kremlin có thể đứng sau cuộc tấn công đó.
Dẫu vậy, việc Bộ trưởng Quốc phòng Pháp nêu ra lo ngại về tấn công an ninh mạng trong bầu cử Tổng thống đã nhắc lại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua. Dẫu chiến thắng thuộc về ông Donald Trump và Đảng Cộng hòa, Mỹ vẫn dùng nhiều cách để biện minh cho chiến thắng không thuyết phục này. Tỷ phú Donald Trump giành chiến thắng trước cựu Ngoại trưởng, cựu Đệ nhất Phu nhân Mỹ khiến nước Mỹ bị tách đôi, người dân phẫn nộ và chính quyền đổ lỗi.
Nhìn thấy trước thế trận tại Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đang đi trước một bước trong giải trình chiến thắng của vị Tổng thống tương lai. Nếu nó mang yếu tố bất ngờ như việc Đảng Dân chủ Mỹ thua cuộc và trưng cầu dân ý khiến người Anh chia tách khỏi nước Nga thì nó đương nhiên là do tấn công mạng.
3 yếu tố chính của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp
Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp hiện nay đang rất cam go. 3 ứng cử viên nặng ký là cựu Thủ tướng Francois Fillon, đại diện cho phe cánh hữu và trung hữu; lãnh đạo đảng cựu hữu Mặt trận quốc gia (FN) Marine Le Pen và cựu Bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron ra tranh cử độc lập.
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận của nhật báo Les Echos (Tiếng vang) công bố ngày 6/1, cựu Thủ tướng Francois Fillon, đại diện cho phe cánh hữu và trung hữu, vẫn là ứng cử viên số một cho vị trí tổng thống Pháp. Song khoảng cách giữa ông với lãnh đạo đảng cựu hữu Mặt trận quốc gia (FN) Marine Le Pen đã thu hẹp, còn 2-4%, tùy theo kịch bản.
Ông Fillon không có sức lôi cuốn nhưng lại có nhiều ủng hộ trong thời điểm hiện tại vì "Phe bảo thủ của Pháp đang chuyển sang cánh hữu và muốn một người có tư tưởng theo chủ nghĩa tự do và cứng rắn hơn đối với nhóm cầm quyền", Giáo sư Philippe Marliere, người đang giảng dạy môn Chính trị Pháp tại Đại học Luân Đôn, đưa ra lời nhận định với BBC.
Trong chính sách đối ngoại, ông Fillon muốn có sự tương tác với Nga, thông qua việc EU sẽ dỡ bỏ cấm vận và giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống IS.
![]() |
Từ trái qua: Marine Le Pen, Francois Fillon và Emmanuel Macron. |
Khảo sát đánh giá bà Le Pen thường xuyên ở vị trí thứ hai. Mặt trận Quốc gia vẫn chưa công bố bản tuyên ngôn tranh cử, nhưng trong đề nghị đưa ra vào năm 2012, có đề cập đến việc giảm số người nhập cư hợp pháp từ 200.000 xuống 10.000 người mỗi năm, trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, ưu tiên công dân Pháp về nhà cửa và việc làm, ra khỏi EU và không dùng đồng euro, tăng số lượng cảnh sát và cho thêm quyền hạn, cũng như tạo thêm 40.000 chỗ trong nhà tù.
Sau nhiều năm tranh cử nhưng đều thua cuộc tại quốc hội Pháp, bà Le Pen được bầu vào Quốc hội châu Âu vào năm 2004, đồng thời là dân biểu, đại điện cho vùng Tây-Bắc nước Pháp.
Người nổi lên vị trí số ba là ứng cử viên trẻ, cựu Bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron ra tranh cử độc lập, có khả năng được từ 16-24% phiếu ủng hộ, tức là có thể lọt vào vòng hai.
Cựu Thủ tướng Pháp Manuel Valls, ứng cử viên sáng giá đại diện cho đảng Xã hội (PS) cầm quyền, hiện chỉ ở vị trí thứ 5, và bị xem là hoàn toàn không có cơ hội lọt vào vòng hai. Với việc đương kim Tổng thống F.Hollande không ra tranh cử nhiệm kỳ hai đã đặt phe cánh tả vào lựa chọn khó khăn. Chưa kể trong nội bộ cánh tả tại Pháp còn rất bất ổn bởi thiếu sự thống nhất giữa các phe phái.
Ông Manuel Valls, người có tư tưởng cấp tiến và lối nói chuyện không khoan nhượng, đang mong muốn giành được đề cử của phái trung tả để đối đầu với ông Fillon và bà Le Pen. Các cuộc khảo sát cho thấy cánh tả của Pháp đang bị xáo trộn và ông Valls không được ủng hộ nhiều hơn bao nhiêu so với Tổng thống Hollande. Sẽ rất khó khăn cho những chính trị gia của đảng Xã Hội trụ lại Điện Elysee.
Ông Valls, người đã từ chức Thủ tướng khi tuyên bố sẽ ra tranh cử, cũng là người chĩa mũi dùi vào kế hoạch cải tổ kinh tế vốn gây bất hòa.
Phe cánh tả sẽ tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng 1/2017 để chọn đại diện tham gia cuộc đua vào Điện Elysée, diễn ra vào tháng 4 và 5/2017.
Theo Đông Phong (Đất Việt)