Ít giờ trước, chính quyền thành phố Baltimore, Mỹ đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi tang lễ Freddie Gray, người chết trong lúc bị tạm giam ở đồn cảnh sát, biến thành một vụ bạo loạn.
Ít giờ trước, chính quyền thành phố Baltimore, Mỹ đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi tang lễ Freddie Gray, người chết trong lúc bị tạm giam ở đồn cảnh sát, biến thành một vụ bạo loạn.
Freddy Gray năm nay mới 25 tuổi. Anh chết ngày 19/4 trong trại tạm giam ở đồn cảnh sát, chỉ 1 tuần từ thời điểm bị tạm giữ. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Gray bị một chấn thương nặng ở cột sống trong quá trình tạm giữ. Chính quyền thành phố Baltimore, bang Maryland không đưa ra lý do nguyên nhân khiến anh bị chết.
 
Freddy Gray (Ảnh: Daily Mail)
 

Tang lễ Freddy Gray, người chết sau 1 tuần bị tạm giữ ở đồn cảnh sát (Ảnh: EPA)

 
Hôm qua 27/4, tang lễ Freddy Gray đã biến thành một vụ bạo loạn tại thành phố Baltimore. 1.000 cảnh sát bang Maryland cùng Lực lượng Cảnh vệ Quốc gia bang Maryland và 5.000 cảnh sát từ các bang lân cận đang được điều tới trấn áp tình trạng bạo động vẫn tiếp tục leo thang tại thành phố Baltimore.
 
Một xe cảnh sát bị đốt cháy (Ảnh: CNN)
 

Người biểu tình cầm gạch đá chạy theo, tấn công các phương tiện giao thông trên đường (Ảnh: EPA)

 
Đến thời điểm hiện tại có 15 cảnh sát bị thương sau cuộc đụng độ với những kẻ gây bạo loạn. 2 trong số 15 cảnh sát trên nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Nhiều người bị gãy xương, một trong số đó "nằm bất động". Về phía những kẻ biểu tình, đã có ít nhất 34 kẻ quá khích bị bắt giữ.
 

Một đám đông chụp hình trước giờ gây bạo loạn (Ảnh: BEautiful_C/Twitter)

 
Đám đông bạo loạn đã cướp được súng trong cửa hàng bên đường để tự vũ trang "vũ khí nóng" cho mình. Một số khác tràn vào các siêu thị và ngân hàng cướp bóc. Nhiều toà nhà, trong đó có một cửa hàng thuốc, vừa bị đốt cháy.
 
Hàng ngàn thanh niên xuống đường thách thức cảnh sát (Ảnh: EPA)
 

Quang cảnh hỗn loạn trên đường phố Baltimore (Ảnh: CNN)

 
Thị trưởng thành phố Baltimore Stephanie Rawlings-Blake gọi đám đông gây bạo động là "những tên tội phạm điên dại" trong cuộc họp khẩn cấp.
 
Một người trong đám đông gây bạo loạn bị cảnh sát xịt hơi cay trấn áp (Ảnh: EPA)
 

Người này rửa mắt để tránh bị mù tạm thời (Ảnh: Getty Images)

 
Dự kiến vào đêm nay theo giờ Mỹ, đám đông bạo động sẽ tiếp tục tiến tới khu vực sân bóng chày Camden Yard. Hiện tại mọi học sinh, sinh viên trong thành phố được yêu cầu ở yên trong nhà, không bước chân ra đường.
 
Mỹ vừa huy động 6.000 cảnh sát tới trấn áp vụ bạo loạn (Ảnh: EPA)
 

Một cảnh sát bị đám đông tấn công được đưa đi cấp cứu (Ảnh: Getty Images)

 
Một nghị sĩ miêu tả vụ bạo loạn diễn ra có nhiều điểm tương đồng với giai đoạn 1968 - 1969, thời điểm mục sư Martin Luther King bị ám sát.
 
Một cảnh sát khác bị thương được cáng ra ngoài (Ảnh: EPA)
 

Phụ nữ cũng xuống đường gia nhập đám đông bạo loạn (Ảnh: EPA)

Cảnh sát Baltimore ngăn chặn, nhưng đồng thời cũng có biểu hiện khiêu khích người biểu tình (Ảnh: EPA)

 
Một cảnh giao tranh giữa cảnh sát và đám đông (Ảnh: EPA)
 

Quang cảnh vụ bạo loạn ở Mỹ (Nguồn: DAABOO777/YouTube)

 
Theo Hải Sơn (MASK Online)