Thế giới
23/01/2015 23:06Thủ tướng Nhật Bản bị chỉ trích về cách giải quyết vụ IS giam giữ con tin
Trong khi thời gian đáp ứng yêu cầu của những kẻ khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã hết, các nhà báo Nhật Bản am hiểu sâu sắc về Trung Đông đặt câu hỏi về cách mà chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang xử lý khủng hoảng.
Trong khi thời gian đáp ứng yêu cầu của những kẻ khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã hết, các nhà báo Nhật Bản am hiểu sâu sắc về Trung Đông đặt câu hỏi về cách mà chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang xử lý khủng hoảng.
![]() |
Thủ tướng Shinzo Abe bị các nhà báo trong nước chỉ trích vì phản ứng trong vụ giải cứu 2 con tin. |
Số phận của 2 người đàn ông - nhà báo tự do Kenji Goto, 47 tuổi, và Haruna Yukawa, 42 tuổi – được định đoạt trong vòng 72 giờ, mà hạn chót theo tính toán của chính phủ Nhật Bản là 14h50 hôm nay (23.1) theo giờ địa phương, đã trôi qua.
Hôm 20.1, IS phát hành 1 video qua Internet cho thấy, 2 con tin người Nhật trong bộ quần áo màu cam, quỳ gối và bị một kẻ mặc đồ đen đứng cạnh đe dọa bằng 1 con dao. Kẻ đeo mặt nạ này cũng ra lời cảnh báo với Nhật Bản bằng tiếng Anh và dọa giết 2 con tin trong vòng 72 giờ nếu không được đáp ứng khoản tiền chuộc 200 triệu USD.
Vụ việc xảy ra trong khi Thủ tướng Nhật Bản đang có chuyến thăm Trung Đông kéo dài 6 ngày. Tại một cuộc họp báo vội vàng thu xếp trong buổi tối 20.1, ông Abe nói rằng, ông sẽ ưu tiên cứu tính mạng của các con tin, nhưng đồng thời tuyên bố sẽ không bao giờ "bỏ cuộc" trong cuộc chiến khủng bố.
"Cách xử lý tình hình của chính quyền Abe là rất kém”, ông Fumikazu Nishitani, một nhà báo tự do tham gia vào một tổ chức phi chính phủ giúp đỡ trẻ em Iraq, cho biết. "Trước hết, ông Abe đã tổ chức họp báo sau khi đoạn video xuất hiện ở Israel, tạo ra một hình ảnh tiêu cực trong thế giới Hồi giáo".
Cũng theo ông Nishitani, ông Abe đã quay sang các nước đang phạm sai lầm để được giúp đỡ. Chính phủ quyết định thành lập một văn phòng liên lạc tại Jordan, cử Bộ trưởng Ngoại giao Yasuhide Nakayama tới Amman để thúc đẩy nỗ lực ứng phó với tình hình.
"Chính phủ Nhật Bản không nên phụ thuộc nhiều vào Jordan trong khi nó không thể làm bất cứ điều gì", ông Nishitani nói. "Thổ Nhĩ Kỳ mới là chìa khóa, do đó, họ nên thiết lập một văn phòng liên lạc tại Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức", nhà báo Nishitani cho biết thêm.
![]() |
Nhà báo tự do Goto là 1 trong 2 con tin trong tay IS. |
Ông Toshi Maeda – một người bạn của nhà báo Goto – đang theo dõi vụ bắt giữ con tin chặt chẽ đã nhắc lại quan điểm của nhà báo Nishitani, chỉ trích cuộc điện đàm của Thủ tướng Abe với Thủ tướng Anh David Cameron hôm 22.1.
“Chính phủ nên chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ thay vì Anh và Mỹ nếu họ thực sự nghiêm túc trong việc đàm phán để giải phóng con tin”, ông Maeda nói.
Ông Masahiko Komura, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, nói với các phóng viên vào sáng 21.1 rằng, chính phủ sẽ không trả tiền chuộc, mặc dù tuyên bố này chưa được các quan chức khác ủng hộ.
Các quan chức hàng đầu, bao gồm cả Tổng thư ký nội các Yoshihide Suga, cũng không chắc chắn bác bỏ yêu cầu về tiền chuộc.
Chính phủ và các công ty Nhật Bản có liên quan trong vụ bắt cóc không tiết lộ liệu tiền chuộc đã được trả hay chưa để giải thoát 2 con tin.
Theo Thảo Nguyên (Lao Động)