Thế giới
27/02/2015 10:07Top 3 vũ khí thế kỷ 21 của Nga
Máy bay Su-T-50, xe tăng chủ lực Armata và tàu ngầm Borei được xem là bộ 3 vũ khí khủng nhất của hải, lục, không quân Nga trong thế kỷ 21.
Máy bay Su-T-50, xe tăng chủ lực Armata và tàu ngầm Borei được xem là bộ 3 vũ khí khủng nhất của hải, lục, không quân Nga trong thế kỷ 21.
Với chuyên môn đã được chứng minh trong công nghệ quốc phòng và lịch sửa lâu dài của các cuộc chiến tranh, Nga được biết đến là một nhà truyền thống trong sản xuất vũ khí. Cùng với sự phát triển của công nghệ, Nga luôn là một trong những nước đi đầu về vũ khí công nghệ cao, trong đó, có thể kể đến 3 loại vũ khí tấn công "khủng" nhất của nước này trong thế kỷ 21 như sau.
1. Chiến đấu cơ tàng hình PAK-FA T-50
![]() |
Trong tương lai gần, Sukhoi PAK FA T-50 sẽ trở thành đối thủ số 1 của các máy bay tàng hình F-22 và F-35 của Không quân Mỹ. |
Bắt tay vào làm việc trên dự án máy bay chiến đấu mới từ năm 2002 tại viện thiết kế hàng không Sukhoi. Ngày 29/1/2010, Nga đã trình làng nguyên mẫu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm đầu tiên của họ mang tên PAK FA Sukhoi T-50 bằng một chuyến bay thử nghiệm thành công. Bốn năm sau, ngày 21/2/2014, những cỗ máy chiến tranh đầu tiên này đã được chuyển giao cho Quân đội Nga để thử nghiệm nhà nước.
PAK FA về cơ bản khác với những người tiền nhiệm của nó. Máy bay chiến đấu này được phân loại vào lớp hạng nặng, nhưng trọng lượng của nó đã nhẹ hơn đáng kể bởi nhà sản xuất đã sử dụng chủ yếu vật liệu composite chiếm 25% trọng lượng rỗng của máy bay và 70% diện tích bề mặt của nó.
Động cơ mới cho phép máy bay có thể bay hành trình ở tốc độ siêu âm mà không sử dụng chế độ đốt sau, trong khi hệ thống thống điện tử với radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) Belka cho phép máy bay theo dõi đồng thời 4 mục tiêu mặt đất, 30 mục tiêu trên không và tấn công đồng thời 8 mục tiêu trong số đó. PAK FA T-50 có thể "giấu mình" trước các radar của đối phương do các vật liệu hấp thụ được phủ lên cấu trúc thân của nó. Hệ thống máy tính tối tân trên khoang tự động phân tích và tính toán tốc độ máy bay, độ cao, góc tấn, vận tốc góc và trọng lượng của phi công.
Trong giai đoạn đầu, Không quân Nga lên kế hoạch mua tới 60 chiến đấu cơ loại này, bắt đầu từ năm 2016.
2. Xe tăng Armata
![]() |
Phác họa của dân mạng về xe tăng T-14 Armata dựa trên những thông tin được công bố. |
Các hoạt động quân sự ở Chechnya đã chứng minh rằng, các xe tăng của Liên Xô chiến đấu không thật sự tốt trong các cuộc xung đột địa phương. Do kíp điều khiển được bố trí ngồi cùng khoang chứa đạn và sẽ không có cơ hội thoát ra ngoài khi đạn pháo trong xe bị nổ. Tất cả những điều này đã được đưa vào xem xét khi thiết kế một xe tăng mới. T-14 Armata. Xe tăng chiến đấu chủ lực hoàn toàn mới của Nga sẽ hiện diện lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh kỷ niệm chiến thắng Phát xít Đức vào ngày 9/5 tới, Armata dự kiến sẽ được kết hợp tất cả những kinh nghiệm của Nga trên thiết kế xe tăng mới.
Hiện tại, các thông tin về xe tăng Armata đang được phân loại và chúng ta chỉ biết được chút ít về các đặc điểm hiệu suất của nó. Tuy nhiên, dựa trên các thông tin được tiết lộ trên các phương tiện truyền thông, xe tăng mới sẽ nhận được một pháo chính 125mm (tùy chọn 152mm), tháp pháo sẽ không có người ngồi và toàn bộ các hệ thống vũ khí sẽ được điều khiển từ xa và tự động nạp đạn. Kíp xe gồm 3 người (chỉ huy, lái xe và pháo thủ) sẽ ngồi tách biệt khoang đạn trong một capsun bọc thép. Xe tăng Armata thậm chí còn được trang bị cả radar, cho phép theo dõi tới 40 mục tiêu động dưới đất và 25 mục tiêu trên không, có thể giám sát lãnh thổ trong phạm vi bán kính 100km. Trong năm 2015, Quân đội Nga sẽ nhận được một lô thử nghiệm với khoảng trên dưới 30 xe tăng Armata.
3. Siêu tầm ngầm Borei.
![]() |
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei. |
Do ít bị tổn thương hơn, thành phần biển của bộ ba hạt nhân như là một bảo đảm cho khả năng tấn công hạt nhân và nắn gân những kẻ thù của Quân đội Nga. Tuy nhiên, việc sản xuất tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới cho Hải quân Nga đã bị chậm trễ. Nguyên nhân chính sau nó là việc loại bỏ loại tên lửa nhiên liệu rắn nặng 100 tấn mang tên Bark khi đã gần hoàn thành mà dự án tàu ngầm hạt nhân Project 955 Borei phải bị điều chỉnh. Trong khi đó, Hải quân Nga lại đang rất cần một vũ khí chiến lược mới. Đến năm 1998, họ đã đưa ra một quyết định quan trọng và nhanh chóng - sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Bulava dựa trên tên lửa Topol-M.
Trong những lần thử nghiệm đầu tiên, tên lửa Bulava đã gặp phải nhiều vấn đề, nhưng trong những năm gần đây, tên lửa này cũng đã được phép đưa vào trang bị. Các tàu ngầm Project 955 Borei có khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân bằng tên lửa Bulava từ dưới lớp băng ở Bắc Cực - nơi rất khó có thể phát hiện ra tàu ngầm, kể cả từ các vệ tinh do thám hay các tàu chiến đánh chặn tên lửa trong giai đoạn bay đầu tiên. Hơn nữa, lớp tàu ngầm này đã được thiết kế có mức tiếng ồn nhỏ hơn nhiều so với những lớp tàu ngầm trước đó và đã biết cách bắn tên lửa khi đang di chuyển dưới nước.
Trong chương trình vũ khí nhà nước, Nga sẽ đóng 8 tàu ngầm loại này, 3 chiếc đang được chế tạo mang tên: Knyaz' Vladimir, Knyaz' Oleg và Knyaz' Suvorov. Có lẽ, một số tàu ngầm mới sẽ được đóng theo dự án cải tiến Borei-A có các tính năng bổ sung.
Theo PVD (Đất Việt)