Thế giới
19/10/2015 09:08Trung Quốc bị bắt bài
Quân đội Trung Quốc chưa từng tham gia một cuộc chiến hiện đại nào, còn công nghệ quân sự vẫn đi sau Mỹ 20 năm.
Quân đội Trung Quốc chưa từng tham gia một cuộc chiến hiện đại nào, còn công nghệ quân sự vẫn đi sau Mỹ 20 năm.
Mất uy
Giới phân tích Australia so sánh việc đánh giá cao sức mạnh quân sự của Trung Quốc hiện nay giống như những gì đã diễn ra trong những năm 1980 với trường hợp của Liên Xô. Tuy nhiên, có một thực tế là quân đội Trung Quốc chưa từng tham gia một cuộc chiến tranh hiện đại nào. Trong khi đó, các loại trang thiết bị quân sự, vũ khí mà bản thân Trung Quốc tự “khoe” hoặc được ca ngợi cũng chưa một lần được thử nghiệm trong chiến đấu.
Theo Viện chính sách chiến lược Australia, với một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại cùng những căng thẳng trong cấu trúc kinh tế và xã hội ngày càng xấu đi, Trung Quốc đang phải một mình đối phó với Mỹ.
![]() |
Binh sĩ quân đội Trung Quốc |
Nền kinh tế Trung Quốc về cơ bản phụ thuộc vào tự do thương mại quốc tế và các chuỗi cung ứng toàn cầu nên một cuộc chiến tranh nổ ra với Trung Quốc sẽ là một "thảm họa".
Hơn nữa, Bắc Kinh vốn bị cô lập chiến lược nên có rất ít "bạn" mạnh hay có ảnh hưởng trong khu vực. Chính vì vậy, khi Trung Quốc càng thể hiện sức mạnh ra xung quanh thì tình hình lại càng trở nên tồi tệ hơn.
Giới phân tích Australia thừa nhận PLA đã có một số bước tiến ấn tượng về công nghệ quốc phòng. Nhưng Trung Quốc chưa đủ lực để hiện thực hóa tham vọng trở thành một cường quốc biển.
Theo đánh giá, Trung Quốc vẫn đi sau Mỹ 20 năm trong những lĩnh vực chủ chốt về công nghệ quân sự.
Ví dụ trong lĩnh vực tàu ngầm, các tàu do Trung Quốc đóng vẫn gây tiếng ồn lớn. Trung Quốc thiếu những công nghệ về động cơ và chống tiếng ồn nên phải mất nhiều thời gian nữa mới có thể sánh với tàu ngầm hạt nhân của Mỹ hay Nga.
![]() |
Tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc |
Theo các nguồn tin của Mỹ, kể cả tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Jin mới nhất của Trung Quốc cũng gây tiếng ồn lớn hơn cả tàu SSBN Delta III thời kỳ Xô Viết những năm 1970.
Thậm chí mẫu tàu ngầm hạt nhân tương lai Type 95 của Trung Quốc cũng gây tiếng ồn lớn hơn loại tàu Akula vỏ titan của Liên Xô cuối những năm 1980.
Chuẩn đô đốc Sumihiko Kawamura, nguyên chỉ huy đơn vị chống ngầm thuộc Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản, đánh giá tàu ngầm Trung Quốc khó lòng thoát khỏi các hệ thống phát hiện dưới đáy biển, nhất là khi đi qua "chuỗi đảo thứ nhất" để tiến ra Thái Bình Dương.
Năng lực phòng không của Trung Quốc cũng có nhiều lỗ hổng trước các đối thủ có công nghệ tiên tiến. Trung Quốc phần lớn vẫn dựa vào Nga về kỹ thuật quân sự.
Đặc biệt, trong suốt nhiều thập kỷ qua, dù đã cố gắng song Trung Quốc chưa thể làm chủ công nghệ sản xuất động cơ phản lực hiệu suất cao.
>> Mỹ vô tình để lộ chiến thuật quân sự khi tập trận cùng Trung Quốc?
Theo Đất Việt