Mỹ đang rất lo lắng do vũ khí của Nga sẽ chuyển giao sang siêu thanh sớm hơn kế hoạch 3,5 năm, tờ báo Stockinfocus khẳng định.

Mỹ đang rất lo lắng do vũ khí của Nga sẽ chuyển giao sang siêu thanh sớm hơn kế hoạch 3,5 năm, tờ báo Stockinfocus khẳng định.

Đặc biệt chúng sẽ ưu tiên trang bị cho lực lượng Hải quân và lực lượng tên lửa.

Vu khi sieu thanh som cua Nga khien Hoa Ky run so

Tên lửa siêu thanh của Nga tại triển lãm của Cục thiết kế Raduga (Ảnh: Stockinfocus)

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng, đến năm 2025 quân đội sẽ được trang bị các loại vũ khí siêu thanh, điều này có nghĩa là Nga đang tích cực đẩy nhanh tiến độ và rút ngắn thời gian hơn so với kế hoạch trước.

Hiện tại Nga đang tích cực thử nghiệm những tên lửa siêu thanh phiên bản dành cho Hải quân “Zircon” 3M22, việc sản xuất hàng loạt loại tên lửa này dự kiến sẽ bắt đầu trong thời gian tới.

Người Mỹ gọi đây là bước nhảy vọt nhằm tạo ra loại “vũ khí đối xứng” để bảo vệ Nga trước các cuộc tấn công hạt nhân.

Theo tờ báo Washington Times, “Zircon” có khả năng bay ở tốc độc gấp 8 lần vận tốc âm thanh và có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.

Tuy nhiên đây chưa phải là giới hạn cuối cùng, theo Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga “Tactical Missiles”, tiềm năng hiện đại hóa loại tên lửa này cho phép đạt tốc độ đến 12-13 Mach.

Bộ Quốc phòng khẳng định rằng, sự phát triển vũ khí siêu thanh của Nga sử dụng công nghệ mới nhất và không thua kém bất kỳ nước nào.

Viện cơ học Lý thuyết và Ứng dụng mang tên S.A. Khristianovicha Sibirskogo chi nhánh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga khẳng định, Nga là một trong những nước tiên phong đi đầu trong lĩnh vực này và họ tin sẽ không gặp vấn đề gì quá lớn trong quá trình tạo ra chúng.

Phát biểu trước các nhà báo về việc sản xuất loại vũ khí siêu thanh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông Yuri Borisov cho biết, quan trọng nhất trong quá trình phát triển và tạo ra vũ khí siêu thanh không phải là tên lửa mà là loại động cơ phản lực dòng thẳng Ramjet.

Các thiết bị siêu thanh không thể hoạt động với động cơ tên lửa truyền thống, chúng cần sử dụng động cơ phản lực dòng phẳng mới có thể đốt cháy nhiên liệu ở vận tốc siêu thanh.

Sự xuất hiện tên lửa với động cơ phản lực này hoàn toàn mới và là bước tiến quan trong trong việc phổ cập vũ khí siêu thanh trong quân đội Nga. Và đây sẽ  là một hệ thống kết hợp, hoạt động dựa theo nguyên tắc của động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng và động cơ phản lực dòng phẳng Ramjet.

Động cơ phản lực dòng phẳng Ramjet không thể hoạt động ở tốc độ tháp và chủ yếu được sử dụng trên tên lửa hành trình. Chúng sử dụng chính chuyển động về phía trước của động cơ để nén khí vào, mà không có một máy nén quay (tương tự như đốt sau).

Khi động cơ và thiết bị siêu thanh đạt đến tốc độ siêu thanh chúng sẽ hoạt động trong các đám mây plasma có nhiệt độ cao (đến 1500 độ), lúc này sẽ làm cho nhôm và magie tan cháy, mất hết tính chất của thép chịu nhiệt.

Một số giải pháp khoa học để giải quyết những vấn đề phức tạp này. Để có thể điều khiển trên quỹ đạo phức tạp và lưu giữ những tính năng của tên lửa hành trình sử dụng hợp kim berili, vật liệu chống ăn mòn mới, vật liệu tổng hợp từ sợi carbon và boron, phun lớp phủ plasma chịu nhiệt - công nghệ vũ trụ.

Đặc điểm kỹ-chiến thuật của loại vũ khí siêu thanh được tiết lộ chưa đầy đủ, tuy nhiên theo các chuyên gia với tốc độ gấp nhỏ nhất là 6 Mach, tên lửa sẽ chọc thủng mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.

Ví dụ như tên lửa “Zircon” ngay cả trong trường hợp phát hiện ra chúng và các hệ thống phòng thủ không đủ thời gian để thực hiện đáp trả hoặc cho dù có phá hủy “Zircon” thì động năng của các mảnh vỡ cũng đủ để phá hủy các mục tiêu trên biển và trên đất liền.

Một ví dụ nữa đó là về tên lửa siêu thanh YU-71 “sản phẩm 4202”, chúng có thể bay với khoảng cách 6000 km chỉ trong vòng 20 phút và tiêu diệt chính xác mục tiêu ở trường bắn Kamchatka (Kura) vào mùa thu năm 2016.

Nhiều chuyên gia dự đoán rằng, đây là cuộc thử nghiệm nguyên mẫu tên lửa liên lục địa siêu nặng mới “Sarmat”, chúng sẽ được dùng để thay thế cho các tên lửa liên lục địa “Voivod” trong Lực lượng tên lửa chiến lược.

Hệ thống “Sarmat” có khả năng mang tởi 16 đầu đạn hạt nhân. Tầm bắn của Sarmat được xác định vào khoảng 16.000km cho phép tên lửa này này có thể bắn theo phương thức vòng qua hai cực của Trái đất. Tên lửa Sarmat nặng 105 tấn, phần chiến đấu nặng trên 10 tấn và có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau.

Cùng với tầm bắn xa, Sarmat cũng sử dụng hệ thống dẫn đường kép và thế hệ đầu đạn tự dẫn mới tự cơ động quỹ đạo cho phép tấn công với độ chính xác cao và xuyên thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, ông Yuri Borisov, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Yuri Borisov nhấn mạnh.

Tiến sĩ Paul Craig Roberts - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tên lửa tầm xa của Mỹ cho biết về sức mạnh của Sarmat: "So với siêu tên lửa RS-28 Sarmat thì hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nhật Bản hồi năm 1945 chỉ là đồ chơi".

Ông cho rằng thế hệ siêu tên lửa mới này có sức công phá đủ mạnh để "xóa sạch 3/4 diện tích bang New York của Mỹ" một cách dễ dàng.

Cùng với Sarmat, Zircon và nhiều sản phẩm siêu thanh khác, quân đội Nga đã và đang từng bước hoàn thành việc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình. Sự thành công của Nga đã và đang khiến người Mỹ bắt đầu lo lắng và hoang mang tìm cách đối phó.

Theo Nguyễn Đông (Đất Việt)