Chủ tịch HA.GL định cho những Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật tầm sư học đạo vì lo môi trường bóng đá nhà làm "thui chột" lứa cầu thủ mà ông kỳ vọng. Đằng sau chuyện du học ấy lộ ra những vấn đề gì?

Chủ tịch HA.GL định cho những Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật tầm sư học đạo vì lo môi trường bóng đá nhà làm "thui chột" lứa cầu thủ mà ông kỳ vọng. Đằng sau chuyện du học ấy lộ ra những vấn đề gì?

Đáng nói, trong số gần 800 trường (dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau), Việt Nam không có bất cứ cái tên nào đứng trong danh sách đó.

Điều này là không quá ngạc nhiên khi trong số 9 tiêu chí cơ bản để đánh giá như chất lượng giảng viên, uy tín về đào tạo, hầu hết các trường của Việt Nam đều chưa đạt chuẩn.

Bầu Đức chê năng lực của Miura, nhưng rất ưng môi trường bóng đá Nhật

 
Hẳn nhiên, không được xếp hạng không có nghĩa nền giáo dục của chúng ta có vấn đề. Nhưng rõ ràng, dựa vào những con số cụ thể, chất lượng giáo dục Việt Nam lại rất đáng lo ngại.

Và, số lượng du học sinh ngày càng tăng lên phản ánh khá rõ nét điều đó, khi chất lượng đào tạo ở trong nước dường như không còn là sự lựa chọn tối ưu cho tất cả, nhất là với những gia đình có điều kiện.

2. Mới đây, câu chuyện về Công Phượng cùng một vài đồng đội của mình đang được bầu Đức tính phương án cho sang Nhật Bản để chơi bóng bỗng rộ lên một lần nữa, sau khi V-League 2015 kết thúc.

Câu chuyện này không mới, khi trước đó một vài cầu thủ ở Việt Nam vì điều kiện, hoàn cảnh...cũng đã có thời gian sang nước ngoài học hỏi tập luyện, thi đấu như Công Vinh, Việt Thắng hoặc Thái Dương.

Tuy nhiên, với trường hợp của các cầu con cưng mà bầu Đức đang sở hữu lại khác. Bởi ông chủ của tập đoàn HA.GL muốn đưa Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản theo ý nghĩa du học một cách gần nhất.

Bầu Đức đã chia sẻ thẳng rằng, môi trường V-League sẽ "giết" khả năng của lứa cầu thủ U19 của mình, sau khi chứng kiến đội bóng trẻ này thi đấu giống như bị "đàn áp" ở giải quốc nội.

Chưa biết mong muốn của ông chủ đội bóng phố Núi có thành hay không, nhưng ít nhất vào thời điểm bế tắc cho lứa cầu thủ của mình thì đó cũng là một giải pháp...

Công Phượng, Tuấn Anh sẽ sang xứ hoa anh đào tầm sư học đạo?

 
3. Câu chuyện về du học trong lĩnh vực giáo dục với bóng đá nghe có vẻ không giống nhau, nhưng có lẽ lại rất gần. Bởi dù gì từ giáo dục đến bóng đá, Việt Nam không hơn được mấy quốc gia...

Và với một nền giáo dục khá nặng nề về lý thuyết, hay chưa đủ tốt như dải đất hình chữ S, người giàu cho con cái của mình đi du học để thay đổi tương lai cho bản thân con em họ cũng là điều dễ hiểu.

Và khi nền bóng đá của chúng ta chưa đủ mạnh, hay sạch thì con đường đưa cầu thủ ra nước ngoài học hỏi, tập luyện cũng là một cách để nâng chất cho ĐTQG, cũng như chính bản thân du học sinh là cầu thủ.

Nhưng nói gì thì nói, đây cũng chỉ là những phương án tạm thời trong một giai đoạn nào đó. Bởi chẳng thể nâng tầm nền giáo dục, hay nâng chất cho nền bóng đá bằng cách đi du học mãi như thế được.

Và muốn điều này không xảy ra, chỉ còn cách nâng tầm quản lý để chất lượng lên theo. Nhưng e rằng với giáo dục còn có thể, riêng bóng đá thì hơi khó nếu cứ tiếp tục làm, điều hành theo cách hiện tại... Vậy nên, du học bóng đá chắc chắn sẽ là cần kíp ở thời điểm này, nếu như muốn BĐVN phát triển.

>> Ông Hải "lơ": Xuất ngoại nhưng đừng để... "không ngửi được"
>> HAGL xem xét đưa Công Phượng ra nước ngoài thi đấu

Theo Duy Nguyễn (Thể Thao VietNamNet)