Xã hội
02/11/2015 14:13Thằn lằn bay đốm ở Việt Nam: Kẻ "tàng hình" siêu đẳng
Thằn lằn bay đốm Dacro maculatus là một trong những động vật sở hữu khả năng "tàng hình" số 1 ở Việt Nam. Chúng cũng là "thiên tài" trong việc biến hóa giống y hệt vỏ cây.
|
Thằn lằn bay đốm Dacro maculatus. |
Sự đa dạng sinh học này được thể hiện qua nhiều loài động vật kỳ dị mà nếu được chiêm ngưỡng lần đầu tiên, hẳn không ít người trong chúng ta sẽ cảm thấy kinh ngạc. Trong số đó có thằn lằn bay đốm Dacro maculatus.
![]() |
Đôi cánh da xòe ra giúp chúng có thể bay từ cây này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù. |
Nếu ở khoảng cách 4m trở lên, mắt thường của con người không thể phân biệt đâu là mảng nứt (vỏ) của thân cây xù xì hay là loài động vật này.
Dacro maculatus có đặc điểm là phía trên cánh da xòe ra bên hông có màu hồng, cam hay vàng với các đốm đen, có chùm lông ở cổ và đuôi, và các vảy nhỏ che lấp màng nhĩ.
![]() |
Hoa văn tuyệt đẹp trên bộ da cánh của thằn lằn bay đốm |
Khác với các loài thằn lằn bay khác, loài này sống trong rừng nửa rụng lá, thoáng, khô ráo, xanh tươi và rừng mưa nhiệt đới gió mùa, có độ cao 1.400m so với mực nước biển.
![]() |
Thằn lằn bay đốm di chuyển rất nhanh trên các thân cây |
Thằn lằn cái thường xuống tận đáy rừng để đẻ trứng, dùng đầu để đào các lỗ nhỏ và đẻ khoảng 5 trứng vào trong.
Sau đó, chúng chôn các hố đó lại và nằm canh trứng trong khoảng 24 tiếng, rồi đó quay trở lại cây. 32 ngày sau, trứng bắt đầu nở.
Ở Việt Nam, loài thằn lằn bay này sinh sống tại các tỉnh Cao Bằng (Ngân Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Nội (Ba Vì), Quảng Ninh (Ba Mùn, Cái Bầu), Thừa Thiên Huế (Bạch Mã), Quảng Nam - Đà Nẵng, Lâm Đồng (Di Linh), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo)...
Trên phạm vi thế giới, chúng cũng chủ yếu chỉ được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á.
Theo Trang Ly (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)