Tập thể dục buổi sáng, về nhà bà Hiền (TP HCM) cảm giác nửa người trái tê yếu, nằm nghỉ một lát thì bình thường trở lại.

Tập thể dục buổi sáng, về nhà bà Hiền (TP HCM) cảm giác nửa người trái tê yếu, nằm nghỉ một lát thì bình thường trở lại.

 

Bệnh nhân được can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: Lê Phương.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP HCM cho biết trường hợp đột quỵ như của bà Hiền khá phổ biến. Nhiều người sau khi khởi phát các triệu chứng đột quỵ có thể trở lại bình thường, gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua.

Biểu hiện ban đầu của tình trạng này cũng giống như một cơn đột quỵ thực sự. Bệnh nhân có thể đột ngột chóng mặt, yếu hoặc liệt nửa người cùng một bên cơ thể, méo miệng, nói không được hoặc khó nói, giọng nói thay đổi… Các triệu chứng này nhanh chóng mất đi, bệnh nhân trở lại bình thường. Khoảng 20% bệnh nhân sẽ xảy ra đột quỵ thật sự ngay sau đó. Lúc này tình trạng thường sẽ diễn tiến nặng hơn, dễ dẫn đến những di chứng nặng nề và có thể nguy hiểm tính mạng nếu như không được điều trị sớm trong thời gian vàng 3 giờ đầu.

Theo bác sĩ Thắng, hiện nay điều trị đột quỵ não tốt nhất là sử dụng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, có thể phối hợp với phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ. Các phương pháp điều trị này chỉ được áp dụng trong 3 giờ hoặc tối đa là 6 giờ đầu. Trường hợp bà Hiền nhờ đến bệnh viện sớm trong 4 giờ đầu, được can thiệp nên hồi phục rất nhanh. Tình trạng tương tự bà Hiền nhưng một nam bệnh nhân nhập viện trễ, không thể can thiệp được nên đã liệt hẳn nửa người, khả năng hồi phục rất kém.
 
Theo Lê Phương (VnExpress.net)