Giới trẻ
20/08/2015 09:42Đại diện doanh nghiệp muốn tuyển dụng "ông bố 9x cầm biển xin việc" lên tiếng
|
Ảnh minh họa: internet |
- Điều này một phần vì tôi thấy gian nan và bế tắc trong hành trình xin việc làm vào khoảng thời gian trước. Phần nữa tôi chỉ nghĩ đơn giản là chỉ muốn đưa thông điệp một cách ngắn nhất tới nhà tuyển dụng. Bản thân tôi không hề có ý định trông chờ vào sự thương hại hay cưu mang nào cả từ xã hội.
* Bạn lập gia đình lâu chưa?
![]() |
* Trước những lời bàn tán của cư dân mạng mấy ngày qua Ninh nghĩ gì?
- Đúng là thời gian đầu tôi hơi hoang mang và buồn nữa. Nhưng dần dần mình tự nhận ra, việc mình làm mình sẵn sàng chịu, không phải thoái thác làm gì. Bản thân mình cũng đâu có làm việc gì xấu xa. Mình chưa có việc làm, muốn tìm một công việc một cách nhanh nhất để có tiền trang trải cho gia đình. Chỉ đơn giản vậy thôi.
Đã có nhà tuyển dụng lên tiếng giúp đỡ
Anh Q.A.- Trưởng phòng kinh doanh một công ty về năng lượng điện mặt trời đã đồng ý gặp gỡ trao đổi và xem xét tuyển dụng Phùng Đức Ninh. Trao đổi với PV, anh Q.A đề nghị viết tắt tên và cho biết:
- Trước hết khi đọc được thông tin trên mạng về hoàn cảnh của Ninh, trong mình có một sự đồng cảm rất lớn. Phải nói mình nhìn thấy hình ảnh của chính bản thân mình trước đây trong cậu ấy. Bản thân mình cũng từng học trung cấp ngành xây dựng sau đó liên thông lên hệ đại học.Quãng đời sinh viên là chuỗi ngày phải bươn chải, lao lực với đủ nghề từ rửa bát, rửa xe, bưng bê cho quán xá, chở hàng thuê… nên mình rất thấu hiểu tình cảnh khốn khó của một người nó tệ đến thế nào. Điều quan trọng hơn, với riêng Ninh, cậu ấy như đang bị dồn về phía chân tường khi cần có công việc và thu nhập ngay để nuôi con nhỏ. Còn việc xem xét tuyển dụng, rất đơn giản - bởi Ninh tốt nghiệp đại học Điện lực, trong khi công ty mình đang cần tuyển nhân sự về lĩnh vực này nên cậu ấy sẽ là một ứng viên đủ tiêu chuẩn. Chỉ khác ở chỗ Ninh là một ứng viên đặc biệt hơn các ứng viên khác. Hiện tôi đã điện thoại trao đổi với Ninh và cậu ây đồng ý bố trí một buổi hẹn để bàn bạc về công việc.
* Anh đánh giá như thế nào về hành động của Ninh khi cầm tấm biển xin việc đứng ở vỉa hè?
- Tôi cũng đã lắng nghe những ý kiến nhiều chiều từ cộng đồng mạng dành cho cậu ấy, có một số người bày tỏ không đồng tình và “ném đá” Ninh. Nhưng tôi nghĩ mọi người cần có cái nhìn bao dung hơn, thấu đáo hơn trong câu chuyện này để chia sẻ với cậu ấy. Không phải ai là sinh viên ra trường là có ngay việc làm, có người thất nghiệp, có người làm trái nghề, có người thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống. Với Ninh cậu ấy dám đứng ở vỉa hè để xin việc điều đó chứng tỏ một sự nhẫn nhịn và quyết tâm rất cao, dám nghĩ, dám làm, vượt qua được cái tôi của bản thân. Và hơn hết, người ta thấy được đằng sau đó là tình yêu thương và sự lo toan lớn lao của cậu dành cho gia đình, cho vợ con mình.
* Anh nghĩ gì về thực trạng việc làm hiện nay qua câu chuyện của Ninh?
- Tôi không dám đánh giá về chương trình đào tạo hiện nay vì đó là chủ trương lớn của ngành giáo dục. Nhưng rõ ràng có một thực tế đang diễn ra và đã kéo dài. Đó là nhiều sinh viên ra trường không có việc làm hoặc không tìm được công việc phù hợp với ngành học. Từ lâu nhiều trường mở ra ồ ạt nhưng đào tạo sinh viên rồi phó mặc cho họ khi ra trường đối mặt với bài toán việc làm. Chuyên ngành đào tạo đôi khi không gắn hoặc không bắt nhịp được với nhu cầu về nhân lực trong thực tế. Có ngành thừa, ngành thì thiếu nghiêm trọng. Ngoài ra, việc cơ sở đào tạo liên kết với nhà tuyển dụng chưa nhiều, đây là mô hình tôi nghĩ nên nhân rộng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội.
* Thế còn kỹ năng xin việc của các bạn trẻ bây giờ thế nào?
Theo Lâm Hoài (Tuổi Trẻ)