Mặc dù có nhiều ngôi sao phát chiếu sáng nhưng vũ trụ vẫn tối đen như mực.

Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao khổng lồ. Lượng ánh sáng mà nó phát ra là rất lớn. Vũ trụ có rất nhiều ngôi sao chiếu sáng giống như Mặt trời, nhiều đến mức chúng ta gần như không thể đếm hết được. Với nhiều ngôi sao như vậy đáng lẽ không gian vũ trụ phải được thắp sáng, nhưng vì sao nó vẫn tối đen như mực?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, không gian vũ trụ tối tăm và có màu đen là do vũ trụ của chúng ta đang giãn nở. Sự giãn nở này khiến ánh sáng khả kiến do các ngôi sao phát ra bị kéo giãn và đến một khoảng cách nhất định, chúng không thể quan sát được nữa. Khi không phát hiện bất kỳ ánh sáng khả kiến nào chúng ta sẽ thấy không gian vũ trụ tối đen.

 Hơn nữa, vì ánh sáng có vận tốc hữu hạn, chỉ khoảng 300.000 km/s. Còn vũ trụ thì đang giãn nở rất nhanh. Ở những vùng càng xa thì nó nở càng nhanh. Và do đó, ở những nơi rất xa, tốc độ giãn nở của vũ trụ vượt vận tốc ánh sáng. Kết quả ánh sáng của những ngôi sao đó không thể đến được vị trí của Trái Đất. Do đó, chúng ta chỉ thấy được 1 số lượng nhỏ các vì sao có trong vũ trụ. 

Bên cạnh đó, cũng do vũ trụ giãn nở, nên lượng bức xạ trên 1 đơn vị thể tích vũ trụ giảm, làm nhiệt độ của vũ trụ giảm thấp. Nhiệt độ của bức xạ này quá thấp con người không thể nhìn thấy được nên khoảng không vũ trụ có màu đen.

TH (Nguoiduatin.vn)