Chuyện lạ
10/04/2018 16:20Ngôi làng ở Nhật Bản không có một cọng rác đầu tiên trên thế giới
Ngôi làng nhỏ Kamikatsu nằm ở phía Nam của Nhật Bản thường có thói quen đốt rác, nhưng vào năm 2003, tất cả mọi thứ dường như đã thay đổi. Người dân bắt đầu nhận thức được việc làm của mình đang gây hại cho môi trường. Một chiến dịch mở ra nhằm giúp xử lý rác thải hằng ngày hiệu quả, thân thiện với môi trường. Hoạt động này bắt buộc tất cả mọi người phải phân biệt được 34 loại rác khác nhau nhằm phân loại cho chính xác.
Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy việc đốt rác đã sản sinh ra lượng lớn khí độc, gây tổn hại nặng nề đến nguồn thực phẩm của cả thị trấn. Sau khi nhận thấy việc xử lý rác thải trước đây đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, mọi người đã quyết tâm thay đổi, biến thị trấn này thành nơi đầu tiên nói không với rác.
Tất cả mọi người trong làng Kamikatsu đã mất một thời gian rất lâu để làm quen với mô hình xử lý rác kiểu mới này. Những lon nhôm, lon sắt, giấy tờ, bìa các tông phải được rửa sạch, sắp xếp riêng biệt rồi mới đem đến trung tâm tái chế. Tại đây, người ta sẽ phân chia rác cụ thể và cho vào đúng các thùng chứa theo quy định.
Mọi người không chỉ học cách phân loại rác mà còn phải biết tái chế và tái sử dụng những thứ vứt đi. Người dân địa phương đã tạo ra các vật dụng hữu ích bằng các đồ dùng vứt đi như biến kimono cũ thành gấu bông cho trẻ em.
Một số vật dụng khác như bàn ghế và đồ nội thất sẽ được chuyển giao cho những người cần, đổi lại họ sẽ được chọn những đồ khác miễn phí.
Hiện nay, có đến 80% lượng rác ở Kamikatsu được tái sử dụng. Thị trấn này đã tiết kiệm được 1/3 chi phí cho lò đốt rác. Ngôi làng này hi vọng vào năm 2020 sẽ hoàn toàn không có rác thải.
Một điều đặc biệt là làng Kamikatsu không có xe tải chở rác, tất cả mọi người đều phải tự tay làm tất cả quy trình, sau đó mang rác tới trung tâm để xử lý. Ngôi làng này trở nên rất nổi tiếng ở Nhật và trên thế giới, có rất nhiều nơi đã áp dụng và bắt chước mô hình xử lý thân thiện với môi trường này.
Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh từ việc tái chế rác dần trở nên phổ biến, đem lại một nguồn lợi không hề nhỏ cho thành phố. Mỗi năm làng nghề Kuru Kuru ở Kamikatsu thu hút hàng nghìn du khách đến thăm quan, mua sắm những mặt hàng như áo sơ mi, túi xách, chai lọ được tái chế từ rác.
Theo Phan Hằng (Dân Việt)
Tin cùng chuyên mục








-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích (19/07)
Bài đọc nhiều




