Tâm sự
17/02/2015 17:57Bạn có "đau khổ vì tiệc tất niên" như tôi?
Mười hai giờ khuya, anh vẫn chưa về. Biết tính chồng chẳng phải người bê tha, lại không thích bị gọi điện giục giã nên tôi cũng chỉ dám nhắn tin hỏi chừng nào anh về.
![]() |
Những bữa tiệc tất niên "không tới không được". |
Có những cuộc tất niên thực sự là mình muốn đi, vì cả năm làm việc bận rộn ít khi có dịp gặp anh em. Gặp nhau rồi ôn chuyện cũ, nói chuyện mới rộn ràng vui lắm. Những cuộc nhậu này thì ít khi say, mà nhỡ có say cũng thoải mái. Nhưng hình như những cuộc gặp cuối năm như vậy ngày càng ít đi và người ta cũng không còn đủ thời gian để sắp xếp gặp nhau được nữa.
Chồng tôi là trưởng phòng giao dịch của một ngân hàng nhỏ. Cuối năm nào cũng vậy, có khi tính ra phải dự cả trăm cuộc tất niên. Khi đó, những tiệc tất niên trở thành nỗi ám ảnh của cả anh và tôi.
Nhiều đêm, anh trở về nhà khi đã say khướt, đổ gục trước cửa. Vậy mà sáng vẫn dậy sớm đi làm tiếp. Những ngày làm việc cuối năm chìm trong mệt mỏi, cơn say hôm trước chưa tàn thì cuộc nhậu hôm sau đã bắt đầu.
Công việc nhà thì bao nhiêu thứ bộn bề, nào là dọn dẹp cửa nhà đón Tết, nào là con cái được nghỉ học rồi chẳng biết gửi ai trông, một tay tôi lo cả. Tôi cứ tự an ủi rằng công việc của mình đỡ vất vả hơn, gánh vác được cho chồng chút nào hay chút đó, để chồng còn ra ngoài giao thiệp với người ta.
Lo thì vẫn lo được, nhưng những đêm chờ chồng, những khi nhìn chồng nằm ngủ mê ngủ mệt, khuôn mặt đầy mệt mỏi, tái mét vì say rượu... tôi cứ ứa nước mắt. Sau những cái tiệc tùng mang tính hình thức như vậy, người ta được gì? Mà sao bao nhiêu người cứ mải mốt chạy theo?
Tất niên bây giờ dường như đã biến tướng, từ những cuộc gặp nhau thân mật cuối năm trở thành gánh nặng, nỗi sợ hãi của bao nhiêu người. Vậy mà sao cứ phải làm khổ nhau.
Tôi chợt nhớ rằng, chính cơ quan chồng mình cũng vừa tổ chức tiệc tất niên linh đình, mời bao nhiêu là quan khách. Cũng hình thức. Cũng mang tính ngoại giao. Cũng bia rượu ngập bàn. Cũng kéo từ đầu tối tới nửa đêm.
Ở chỗ này chồng là chủ tiệc, ở nơi khác chồng là khách mời “buộc phải đến” – như những người kia. Ừ, có lẽ, chúng ta vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm gây nên những mệt mỏi này.
Tôi nhớ câu nói của một nhà văn, đại ý: "Ai cũng khổ và ai cũng nghĩ người kia làm cho mình khổ. Nhưng mấy ai nghĩ được chính mình làm người kia khổ".
Và cứ thế, người ta làm khổ nhau...
Theo Lê Hoa Y Bình (Tuổi Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Trung Quốc: Cựu lãnh đạo cấp cao Tây Tạng lĩnh án tử hình treo vì nhận hối lộ (16/07)
-
Hà Nội: Hiện trường kinh hoàng vụ ô tô tông liên hoàn 2 xe con và 5 xe máy khiến 1 người tử vong, nhiều người bị thương (16/07)
-
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin trình diện tòa án vì cáo buộc khi quân (16/07)
-
Diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đột quỵ (16/07)
-
Sự thật khó ngờ về bức ảnh Hải Tú "mang thai con đầu lòng" (16/07)
-
Làm mẹ, theo dõi vụ việc Jack và Thiên An mà tôi nghĩ mãi: Khi người lớn đấu tranh, xin đừng để trẻ con thành "nạn nhân đi kèm" (16/07)
-
Tài xế bất ngờ khóa xe buýt bỏ đi khiến cả trăm khách suýt ngạt thở (16/07)
-
U23 Lào tuột chiến thắng trước trận gặp U23 Việt Nam (16/07)
-
Ô tô đâm hàng loạt xe ở Hà Nội, ít nhất 1 người tử vong (16/07)
-
Vụ án tại Cục An toàn thực phẩm: Có buông lỏng kiểm tra, giám sát? (16/07)
Bài đọc nhiều




