Tâm sự
07/05/2016 10:15Mẹ chồng không cho tôi để tang bố đẻ
Tôi là con gái đầu của bố mẹ tôi. Nhà tôi đông chị em, dưới tôi còn 4 đứa em trứng gà trứng vịt. Bố tôi mất sau một thời gian khá dài đi hết viện nó đến viện kia. Khi bố tôi mất cũng là lúc gia đình tôi đã tiêu đến đồng tiền cuối cùng, sức khỏe, tinh thần của mẹ con tôi cũng hoàn toàn kiệt quệ. Bố mất, tôi suy sụp hoàn toàn, bỏ mặc mọi thứ cho anh em, họ hàng lo lắng việc hậu sự của bố. Cũng bởi quá suy sụp tinh thần, tôi không để nhớ được một phong tục lạ kỳ của quê hương mình…
Chiếc khăn xô trên đầu tôi bị giật phắt, ném xuống đất ngay khi tôi vừa bước chân về nhà chồng sau lễ khâm liệm bố. Tôi chưa kịp hiểu điều gì đang xảy ra thì mẹ chồng tôi đã sừng sững trước mặt. Bà bảo tôi đã được gả bán cho nhà bà, tôi là con cái của gia đình này. Ông bà vẫn còn sờ sờ ra đây, tôi đội khăn xô như thế, chẳng khác gì coi họ đã chết…
Bà bảo mẹ tôi, họ hàng nhà tôi đã không biết dạy dỗ, bảo ban tôi để tôi đem điềm đen, điềm gở về nhà bà. Tai tôi lùng bùng, tôi không đủ sức để nghe hết, hiểu hết những gì mẹ chồng nói, chỉ ra sức van xin. Chồng tôi cũng không hiểu rõ ngọn ngành, bất lực trước giọng điệu đanh thép và thái độ cứng rắn của bà.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn internet. |
Suốt trong hai ngày tang lễ của bố tôi, mẹ chồng tôi không đến. Bố chồng và anh em nhà chồng cũng sang viếng với đầy đủ nghi lễ, nhưng thái độ rất lạnh nhạt. Về sau, tôi mới hiểu, theo phong tục của quê tôi, khi bố/mẹ đẻ mất, con dâu phải về nhà xin bố mẹ chồng cho phép để tang bố/mẹ đẻ. Thông thường, sẽ không có người nào cấm cản con dâu mình để báo hiếu với bậc sinh thành. Hình như chỉ có tôi, vì một chút sơ xuất, chưa xin phép đã đội tang bố, nên khiến mẹ chồng phật ý.
Sau lễ tang, mẹ đẻ tôi cũng đã có lời xin lỗi mẹ chồng tôi, nhưng bà nhất mực không nghe. Bà bảo nhà bà có nề nếp gia phong của nhà bà. Bà chỉ chịu “nhượng bộ” cho tôi được phép chít khăn tang ở những nơi khuất mắt bà. Sang bên nhà mẹ đẻ, làng của tôi, tôi có thể chit khăn để tang bố tôi tùy ý, nhưng về đến cổng làng nhà chồng, tôi phải lột khăn xuống, nếu để bà nhìn thấy là bà sẽ “không để yên”.
Ở quê tôi, khi bố mẹ khuất núi, con cái phải đội khăn tang đến hết 50 ngày. Và còn phải đội khăn tang trong những ngày lễ, giỗ chạp hay họ hàng có đám hiếu… cho đến tận hai năm sau. Vậy là suốt hai năm đằng đẵng chiếc khăn tang như một nỗi đau đớn, ám ảnh cuộc đời tôi. Nỗi đau của đứa con mất bố, nỗi đau của thân phận đàn bà è cổ với những hủ tục nặng nề khi làm dâu…
Theo Nhật Linh (Baophatluat.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Những khoái cảm của NGOẠI TÌNH: Khía cạnh rạo rực, thổn thức và hấp dẫn của việc “lạc đường” (19/07)
-
Dự báo thời tiết 19/7/2025: Miền Bắc nắng gắt, chiều tối bắt đầu mưa to cục bộ (19/07)
-
Viral nhất Rồng Xanh 2025: Trend Việt Nam bất ngờ lên sóng, lý do là vì Park Bo Gum mới ngỡ ngàng (19/07)
-
U23 Việt Nam đấu U23 Lào: Vì đâu HLV Kim Sang Sik ưu tư? (19/07)
-
Lời khai lạnh lùng của kẻ bắn lén gây tử vong một người đang trong nhà (19/07)
-
V (BTS) hớ hênh lộ "phần nhạy cảm" trên sóng livestream (19/07)
-
Ông Trump kiện tỷ phú truyền thông Mỹ Rupert Murdoch (19/07)
-
Siêu kế hoạch xuất hiện, Đông Nam Á sẽ là địa điểm tổ chức VCK World Cup? (19/07)
-
Ninh Dương Lan Ngọc làm được gì sau 2 tháng du học Úc chóng vánh kì lạ? (19/07)
-
Vợ chuyển khoản cho "đạo sĩ online" suốt 5 năm, chồng bật khóc khi biết số tiền (19/07)
Bài đọc nhiều



