Thế giới
18/05/2025 20:35Giáo hoàng Leo XIV chính thức đăng quang, kêu gọi hòa bình toàn thế giới
Trong Thánh lễ nhậm chức trọng thể diễn ra tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican, Giáo hoàng Leo XIV, vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo La Mã, đã đưa ra thông điệp chính yếu. Ngài phát biểu: "Ước nguyện lớn đầu tiên của chúng tôi là cho Giáo hội hợp nhất, một biểu tượng của sự hiệp nhất và hiệp thông, trở thành chất men cho một thế giới hòa giải".
Trong bài giảng sâu sắc của mình, Giáo hoàng Leo XIV bày tỏ mong muốn sâu sắc rằng "Giáo hội hợp nhất sẽ trở thành một lực lượng vì hòa bình trên thế giới". Ngài thẳng thắn chỉ ra những vấn đề nhức nhối đang tồn tại trong thời đại hiện nay, bao gồm "quá nhiều vết thương từ bất hòa và hận thù, bạo lực, sự sợ hãi đối với những khác biệt và một mô hình kinh tế vẫn còn bóc lột tài nguyên trái đất và gạt bỏ những người nghèo nhất ra ngoài lề".

Nhấn mạnh sự cần thiết của tinh thần hiệp hành, ngài thúc giục mọi người "phải cùng nhau bước đi", tránh rơi vào tình trạng "mắc kẹt trong những hàng rào nhỏ" hoặc mang tâm lý "ưu việt hơn thế giới". Thay vào đó, Giáo hoàng Leo XIV mời gọi "hãy yêu thương lẫn nhau đồng thời tôn trọng các giá trị văn hóa xã hội và tôn giáo của mọi dân tộc". Ngài cũng đặc biệt dành sự quan tâm đến các khu vực đang chìm trong chiến tranh như dải Gaza, Myanmar và Ukraine, nhắc nhở cộng đồng tín hữu "Chúng ta phải nhớ đến những người đau khổ vì chiến tranh, tất cả các nạn nhân và những người nghèo".
Thông điệp này của Giáo hoàng Leo XIV được giới phân tích đánh giá là thể hiện sự cam kết mạnh mẽ trong việc tiếp nối các giá trị cốt lõi mà người tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo hoàng Phanxicô, đã đề cao trong thời gian cầm quyền của mình. Đức Giáo hoàng Phanxicô nổi tiếng với sự quan tâm sâu sắc đến người nghèo, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội và thường xuyên có những phát biểu phê phán hệ thống kinh tế hiện tại. Việc Giáo hoàng Leo XIV đặt trọng tâm vào công bằng xã hội, tình trạng người nghèo và những hậu quả của mô hình kinh tế bóc lột cho thấy ngài sẽ tiếp tục con đường này.
Trước khi cử hành Thánh lễ trọng thể, Đức Thánh Cha đã xuất hiện trên chiếc xe chuyên dụng của Giáo hoàng (Popemobile), tiến vào Quảng trường Thánh Peter trong sự hân hoan của đám đông. Ngài đã thực hiện nghi thức viếng mộ Thánh Peter, vị Tông đồ trưởng và cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên, nằm dưới bàn thờ chính của Vương cung thánh đường, trước khi cùng đoàn rước tiến ra quảng trường. Tại đây, ước tính hàng trăm nghìn tín hữu đã tụ tập để chào đón ngài, reo hò và hô vang "Viva il Papa" (Giáo hoàng muôn năm) thể hiện niềm vui mừng đối với vị lãnh đạo mới.
Trong suốt Thánh lễ, Giáo hoàng Leo XIV đã đeo Nhẫn Ngư phủ, biểu tượng quyền năng và sự kế thừa sứ mạng của Thánh Peter, cùng với khăn Pallium, một phẩm phục phụng vụ bằng len trắng tượng trưng cho bổn phận mục tử của ngài. Những nghi thức này đánh dấu việc chính thức bắt đầu sứ vụ của Giáo hoàng Leo XIV trên cương vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo toàn cầu.
Theo Lê Nguyên (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Bí mật rùng mình đằng sau 1 TRẠI HÈ: Phụ huynh phát hiện chân tướng từ tin nhắn bị thu hồi vội vã (06/07)
-
Bộ ảnh 18+ của Hải Tú: Đừng chà đạp một cô gái vì những lựa chọn khi cô ấy đã trưởng thành (06/07)
-
Đình Tú và vợ hot girl đi thử váy cưới, visual cô dâu xinh bất bại! (06/07)
-
Người sống sót sau lũ lụt Texas kể tình cảnh "thiên đường trở thành đống đổ nát" (06/07)
-
Tạm giữ ông bố buộc xích, kéo lê con trên phố Hải Phòng (06/07)
-
Cuộc tẩu thoát giữa ban ngày gây chấn động, hai gia đình tan nát (06/07)
-
NSND Công Lý xưng hô "kỳ lạ" gây tranh cãi, vợ kém 15 tuổi lên tiếng (06/07)
-
Tôi đã bỏ iPhone để dùng mẫu điện thoại "cục gạch" có giá tận 20 triệu này: Cảm giác thật khó tả (06/07)
-
Vừa xây nhà bạc tỉ, trung vệ ĐT Việt Nam cưới luôn mẹ đơn thân, dàn sao Văn Toàn, Bùi Tiến Dũng chúc mừng (06/07)
-
U23 Việt Nam bất ngờ chia tay “nhân tố X” trước khi hành quân sang Indonesia (06/07)
Bài đọc nhiều




