Gia đình
26/03/2017 19:00Nắng nóng đầu mùa ở Sài Gòn khiến nhiều trẻ nhỏ đổ bệnh
Các viện nhi mỗi ngày tiếp nhận 4.500-5.000 lượt trẻ khám; bệnh tay chân miệng, thủy đậu có xu hướng tăng nhanh trong thời tiết nắng nóng.
Theo bác sĩ Hoàng, "vùng nguy hiểm" là khu vực nhiệt độ cao khiến vi trùng phát triển nhanh và mạnh. Những ngày qua nhiệt độ Sài Gòn trung bình ở mức 33-35 độ C, vi trùng có thể phát triển nhân đôi trong vòng 20 phút. Bên cạnh các khuẩn gây bệnh tiêu hóa, tiêu chảy cấp, siêu vi hô hấp trong tiết nắng nóng thì tụ cầu khuẩn Staphylococcus cũng gây bệnh lý tụ cầu, nhiễm trùng da, nhọt, nhiễm trùng huyết, các vụ ngộ độc thực phẩm... Phế cầu khuẩn S. pneumococcus cũng sinh trưởng mạnh ở 30-35 độ C, gây viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não...
![]() |
Trẻ khám bệnh tại TP HCM bắt đầu tăng khi vào mùa nắng nóng. Ảnh: Lê Phương. |
Mùa nắng nóng cũng là thời điểm tia cực tím từ mặt trời ở mức cao, gây độc hại cơ thể, làm giảm sức đề kháng, tổn thương mắt, mất nước, tăng nhịp tim, tăng chuyển hóa khiến trẻ mau mệt, mau mất sức, dễ bệnh. Nhiệt độ quá cao có thể gây sảng nhiệt, sốc nhiệt, gây tổn thương thần kinh tạm thời, co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Phụ huynh cần hạn chế cho trẻ ra nắng, cho uống nhiều nước, ở trong môi trường thoáng mát.
Trời nóng khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều, vi trùng phát triển mạnh trên bề mặt da. Tụ cầu khuẩn có thể gây viêm da, mẩn đỏ, trẻ ngứa ngáy khó chịu gãi dẫn đến nhiễm trùng, mụn mủ lan rộng ra. Nếu ở giai đoạn viêm mô tế bào, vùng da sưng đỏ tấy thì cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, tử vong nhanh. Khuẩn tụ cầu đa số kháng thuốc nên rất khó khống chế.
![]() |
Trẻ đang điều trị tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Lê Phương. |
Phụ huynh cần chú ý vệ sinh cá nhân, môi trường, vệ sinh bàn tay bà mẹ và người chăm sóc để phòng bệnh cho trẻ. Bên cạnh việc ăn chín uống sôi, cần để ý vệ sinh bàn tay, rửa đồ chơi, không cho trẻ ngậm tay vào miệng. Trẻ đã từng bị tay chân miệng phải khử trùng đồ chơi, khử trùng nhà. Ngủ mùng để tránh bị muỗi đốt gây sốt xuất huyết. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh cần đi khám sớm. Bệnh lý có thể phòng ngừa như thủy đậu, phế cầu... nên thực hiện chích ngừa.
Theo Lê Phương (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Cận cảnh trung tâm hành chính hơn 2.500 tỷ đồng: Niềm tự hào của người dân Hải Phòng - Hải Dương (01/07)
-
Chính sách pháp luật có hiệu lực tháng 7/2025 (01/07)
-
Nghẹn ngào lời tiễn biệt của người cha dành cho con gái trong phòng mổ (01/07)
-
Chip ADC đầu tiên 'made in Vietnam' ra mắt (01/07)
-
Nóng: Thủ tướng Thái Lan bị đình chỉ chức vụ (01/07)
-
Nữ cán bộ ngành khoa học quê Hải Phòng đăng quang Mrs Grand Vietnam 2025 (01/07)
-
Người đàn ông suy thận nặng ở tuổi 36: Phim chụp CT khiến bác sĩ sửng sốt (01/07)
-
Nhóm nhạc BTS sẽ phát hành 'live album' đầu tiên trong tháng 7 này (01/07)
-
Bị bỏ rơi ở nhà vệ sinh lúc mới chào đời, đầu bếp 41 tuổi bật khóc tìm mẹ đẻ (01/07)
-
Khi gần gũi, im lặng có đáng sợ? (01/07)
Bài đọc nhiều




