Giới trẻ

Cảm phục nghị lực cô gái người Mông được Forbes vinh danh

Chỉ học tới lớp 9, bằng ước mơ và nỗ lực không mệt mỏi, chị Su giờ đây đã trở thành chủ doanh nghiệp du lịch thu nhập vài tỉ đồng một năm.

Chỉ học tới lớp 9, bằng ước mơ và nỗ lực không mệt mỏi, chị Su giờ đây đã trở thành chủ doanh nghiệp du lịch thu nhập vài tỉ đồng một năm.

Sinh ra trong một gia đình người Mông nghèo, chỉ học tới lớp 3, chị Suđã trải qua một cuộc sống khó khăn như bất kì trẻ em người dân tộc thiểu số nào tại Sapa. Khi còn là một đứa trẻ, Su kiếm sống với nghề bán những món đồ lặt vặt cho khách du lịch. “Tranh giành khách, chơi xấu nhau kiểu trẻ con đều có cả. Những đứa trẻ xung quanh tôi không người Mông thì cũng người Dao, nhà nghèo, bỏ học lên thị trấn bán hàng. Không bán được hàng thì không có gì ăn, bán được cũng bị ghét”– chị Su kể khi ngồi dưới mái hiên của Sapa O’Chau.

Hình ảnh của chị Tẩn Thị Su trên trang Forbes Vietnam. (Ảnh: Internet)

Tưởng chừng cuộc sống rồi sẽ đi vào ngõ cụt, nhưng với ý chí vượt khó, chị Su đã tự học chữ và học tiếng Anh và tìm tới với nghề hướng dẫn viên. Nhưng do là hướng dẫn viên nghiệp dư nên thù lao của chịSu không cao so với các hướng dẫn viên được đào tạo bài bản khác. Mong muốn chuyên nghiệp hóa du lịch tại quê nhà đã làm động lực để chị Su theo đuổi Sapa O’Chau.

Chị Su chia sẻ về ước mơ của mình trong những ngày phôi thai dự án: “Mình rất muốn có được một công ty thành lập bởi người dân tộc, có thể cung cấp các dịch vụ du lịch tốt tại địa phương mình. Mình mong muốn Sapa O’Châu sẽ là một hình ảnh đẹp để các bạn trẻ người dân tộc noi theo chứ không chỉ biết làm nương làm rẫy hay trẻ em chỉ biết ra trước nhà thờ chèo kéo khách du lịch. Tuy khi nhỏ mình đã từng như vậy, nhưng đó thật sự là hình ảnh không đẹp với du lịch Sa Pa”.

Sapa O'Chau, giấc mơ của chị Su nay đã thành hiện thực. (Ảnh: Internet)

Được sự giúp đỡ của một số du khách Úc vào năm 2009, công ty Sapa O’châu được chính thức thành lập ở Lao Chải, chuyên kinh doanh loại hình du lịch homestay. Du khách khi tham gia vào các tour của Sapa O’Chau đến tham quan đồng thời giảng dạy một nghề hoặc ngôn ngữ miễn phí cho trẻ em địa phương.

Ngoài ra chị Su còn thành lập một trường học tên là Sapa O’Chau, để dạy học cho các em nhỏ người dân tộc, đào tạo kĩ năng làm hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên, đội ngũ “giáo viên” của Sa Pa O’Chau chủ yếu là những du khách nước ngoài đến Sa Pa kết hợp làm tình nguyện nên thời gian làm việc ngắn hạn và không ổn định.

Bằng nghị lực, chị Su đã thành công trên chính quê hương của mình. (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó là muôn vàn khó khăn trong điều hành và quản lí công ty. Có nhiều lúc tưởng chừng như giấc mơ đẹp có tên Sapa O’Chau đành phải gác lại, nhưng chị Tẩn Thị Su lại tìm ra được những hướng đi mới, những giải pháp mới bằng nỗ lực và đam mê của mình.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, Sapa O’Chau của Giám đốc Tẩn ThịSu đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể. Trường Sapa O’Chau cung cấp lớp học cho khoảng 40 em học sinh và hỗ trợ sinh hoạt cho gần 80 em. Năm 2012 Sapa O’Chau tiếp tục mở thêm dịch vụ lữ hành, kinh doanh đồ uống, hàng thổ cẩm.

Mới chỉ nhìn ngoại hình nhỏ bé của Tẩn Thị Su, ít ai có thể tưởng tượng chị lại có nghị lực và năng lượng lớn đến mức có thể gây dựng và quản lí một doanh nghiệp như vậy. Không những cải thiện cuộc sống của chính mình, chị đã giúp đỡ cho rất nhiều trẻ em ở địa phương, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.
 

Theo PV (Thegioitre.vn/Infonet.vn)