Kinh tế
28/12/2018 08:44Đề xuất các chính sách thuế: Dễ thu, khó bỏ?
Theo Bộ Tài chính, tổng thu cân đối Ngân sách Nhà nước (NSNN) tháng 11 ước đạt 93,4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 11 tháng đạt 1.222 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017.
Ước tính đến hết tháng 11/2018, có 48/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên 92%) và hầu hết các địa phương thu đạt cao hơn so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, kể cả các địa phương trọng điểm thu như: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,... tiến độ thu mới đạt dưới 85% dự toán.

Về chi NSNN, tổng chi NSNN tháng 11 ước đạt 105,7 nghìn tỷ đồng. Lũy kế chi NSNN 11 tháng đạt 1.210 nghìn tỷ đồng, bằng 79% dự toán.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Tài chính cho biết, với quyết tâm phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN năm 2018, bên cạnh việc chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cấp ủy và chính quyền địa phương, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo cơ quan thuế, hải quan quyết liệt triển khai các giải pháp quản lý thu, chống thất thu; kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả hơn đối với các lĩnh vực, địa bàn có số thu còn tồn đọng lớn… Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp (DN) và đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại.
Theo PGS-TS Ngô Trí Long, nếu tính toán giải quyết bài toán thâm hụt ngân sách theo hướng tăng thu để bù chi như đề xuất gần đây của Bộ Tài chính thông qua biện pháp tăng thuế thì sẽ gây khó khăn rất lớn cho người dân và DN, tác động không tốt tới hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới chính hoạt động thu NSNN.
“Nhà đầu tư và người dân luôn phải đánh cược với người làm chính sách thuế, vì nhiều sắc thuế sửa đổi liên tục. Dư luận cảm thấy mục tiêu sửa đổi thuế hướng tới huy động nguồn thu NSNN, chưa tính đến chính sách thuế phải tạo động lực cho phát triển kinh tế, phát triển DN, đóng góp nhiều hơn nữa cho nguồn thu ngân sách. Những giải trình, dẫn chứng của Bộ Tài chính chưa thuyết phục, thiếu chi tiết và chưa đánh giá hiệu quả của việc đề xuất đối với kinh tế - xã hội.
Còn theo TS Nguyễn Minh Phong, Bộ Tài chính đang lúng túng trước áp lực cân đối ngân sách do thuế nhập khẩu giảm, chưa xử lý được tốt vấn đề chuyển giá... Từ đó dẫn đến thực tế “dễ thu, khó bỏ”, rõ nhất là đề xuất đánh thuế tài sản nhà đất trị giá từ 700 triệu đồng, chạm vào vấn đề an sinh xã hội, vi phạm nguyên tắc công bằng trong chính sách thuế.
“Nợ đọng thuế hiện tại lên đến 70.000 tỉ đồng. Thu thuế tài sản cao nhất chỉ khoảng 30.000 tỉ đồng. Cần tăng hiệu quả của ngành Thuế, đặt mục tiêu chống thất thu hơn là tăng thu; đừng để thu 10 đồng thì phải chi cho ngành 7 đồng…” - ông Phong kiến nghị.
Theo N.T (Tiền Phong)
Tin cùng chuyên mục








-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích (19/07)
Bài đọc nhiều




