Kinh tế
03/01/2017 09:31Quốc hội giám sát dự án BOT đường bộ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTV) vừa ra Nghị quyết về lập đoàn giám sát các công trình giao thông được xây dựng bằng hình thức BOT - xây dựng, kinh doanh và chuyển giao. Đây là lần đầu tiên, UBTV quyết định giám sát một hình thức đầu tư riêng trong lĩnh vực giao thông đường bộ sau thời gian cân nhắc.
![]() |
Cùng với Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ vào cuộc giám sát các dự án BOT trong năm 2017 |
Bên cạnh đó, nhiều cơ quan như Mặt trận Tổ quốc, Ban Kinh tế Trung ương, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hội Khoa học Kỹ thuật cầu đường, Viện Kinh tế... cũng được mời tham gia giám sát để cho ý kiến về quản lý chuyên ngành được giao.
Dự kiến, Đoàn giám sát sẽ thực hiện trên phạm vi cả nước, các công trình nằm trong tầm giám sát là dự án được cấp giấy phép xây dựng từ năm 2011 - 2016. Mục đích của giám sát là rà soát, đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật về khuyến khích đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo mô hình BOT.
Theo đánh giá của UBTV Quốc hội, trong thời gian vừa qua, các công trình dự án được đầu tư bằng BOT có hiệu quả và thay đổi đáng kể song gây nhiều bất cập, gây bức xức cho người dân: như chi phí đầu tư cao, thu phí cao, đặt trạm bất hợp lý, thu phí thủ công khiến ùn tắc giao thông...
Ngoài ra, quản lý Nhà nước về việc lập, thẩm định dự án, xác định giá trị công trình, phương án hoàn vốn, kiểm soát hoàn vốn, khai thác dự án… còn bất cập, dư luận bức xúc trong dư luận và gây chi phí cao cho người dân, doanh nghiệp.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước cũng đưa nội dung giám sát về tài chính, vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư tại 20 dự án BOT trọng điểm, có nhiều dư luận xấu vào chương trình kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước năm 2017.
Trong năm 2016, các cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo chí và dư luận đã khui ra khá nhiều vấn đề khuất tất của các dự án đầu tư đường bộ bằng BOT. Đáng chú ý, kết quả của Bộ KH&ĐT sau khi thanh tra 17 dự án BOT đã phát hiện nhiều dự án có "vênh" chi phí đầu tư thực tế thấp hơn nhiều so với số vốn dự toán của chủ đầu tư đưa ra. Có dự án, số tiền đầu tư thực tế thấp hơn hàng nghìn tỷ đồng so với dự toán nhưng không được báo cáo. Đáng nói, bản thân các liên doanh chủ đầu tư do thiếu minh bạch đã đứng ra đấu tố nhau, khiến dư luận hết sức nghi ngờ về sự thiếu minh bạch của các dự án BOT.
Theo Nguyễn Tuyền (Dân Trí)
Tin cùng chuyên mục








-
Ngân hàng thông báo ứng dụng mà người dùng nên gỡ gấp (05/07)
-
Thanh niên đâm chết người sau khi uống hết nửa lít rượu (05/07)
-
Vụ dùng drone cứu người: Xuất hiện thêm chàng trai bơi giữa dòng lũ cứu em nhỏ (05/07)
-
Mỹ nhân T-ara xả ảnh nghỉ dưỡng Nha Trang, U40 mà body "khét" cỡ này! (05/07)
-
23 bé gái bị lũ cuốn mất tích khi tham gia trại hè tại Mỹ: Hàng chục gia đình đau khổ, ngóng chờ tin con trong tuyệt vọng (05/07)
-
Khách Việt bị giữ lại ở sân bay Trung Quốc, phải mở tung cả vali để soát đồ: Nguyên nhân từ một vật quen thuộc (05/07)
-
HOT: BLACKPINK trình diễn ca khúc mới, hàng triệu fan vỡ oà! (05/07)
-
Triệu tập đối tượng cầm vật nghi là súng đe dọa tài xế xe tải sau va chạm giao thông (05/07)
-
Clip: Công an Hà Nội khám xét nhà "bà trùm" Hạnh "Sự" - đàn em khét tiếng một thời của Năm Cam (05/07)
-
Tú bà tra tấn nữ nhân viên vị thành niên đến chết rồi mang thi thể đi 500 km phi tang (05/07)
Bài đọc nhiều




