Kinh tế

Sabeco chưa nộp ngân sách 2.400 tỷ đồng: Làm đẹp hồ sơ?

Chuyên gia kinh tế-tài chính nhận định, việc Sabeco chưa phân phối lợi nhuận nghìn tỷ như một động thái làm đẹp hồ sơ trước khi thoái vốn.

Theo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa được Kiểm tra Nhà nước thông báo, trước thoái vốn, Sabeco vẫn chưa phân phối lợi nhuận của các năm từ 2016 trở về trước gồm hơn 2.700 tỷ đồng.

Căn cứ vào tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước tại Sabeco vào thời điểm 31/12/2016 là 89,59%, Sabeco chưa nộp ngân sách nhà nước lợi nhuận còn lại từ năm 2016 trở về trước hơn 2.400 tỷ đồng.

Chuyên gia kinh tế tài chính Trịnh Đoàn Tuấn Linh lưu ý đến thời điểm Sabeco chưa phân phối khoản lợi nhuận nghìn tỷ, đó là khi doanh nghiệp này chưa bán cổ phần cho đối tác Thái Lan và lý giải việc làm của Sabeco như một động thái làm đẹp hồ sơ.

Sabeco chua nop ngan sach 2.400 ty dong: Lam dep ho so?
KTNN kiến nghị Sabeco phải nộp ngân sách khoản lợi nhuận hơn 2.400 tỷ đồng từ năm 2016 trở về trước.
"Nếu muốn mua cổ phần của Sabeco thì trước hết đối tác phải nhìn vào sổ tài chính của họ. Trong định giá doanh nghiệp, có nhiều yếu tố để đánh giá giá trị của doanh nghiệp đó. Đối với lãnh đạo Sabeco và những người có lợi ích liên quan, khoản lợi nhuận chưa phân phối nói trên giúp đưa tổng tài sản/vốn của doanh nghiệp này lên cao, làm cho báo cáo đẹp hơn.

Nếu Sabeco phân phối hết số lợi nhuận này thì sẽ làm cho giá trị tài sản hay tổng nguồn vốn của họ giảm xuống, và khi đối tác định giá, họ sẽ định giá thấp đi.

Mặt khác, khoản lợi nhuận này không được Sabeco thông báo và khi họ giao dịch với đối tác Thái Lan, phía đối tác cũng không biết được.

Tôi cho rằng đây là nguyên nhân chính của việc Sabeco giữ lại phần lợi nhuận của các năm từ 2016 trở về trước mà chưa phân phối trước khi thoái vốn. Tất nhiên biết đâu mai này sẽ lộ ra những lý do hay phương diện nào đó nữa mà chúng ta chưa biết được", chuyên gia Trịnh Đoàn Tuấn Linh phân tích.

Bên cạnh đó, ông Linh cũng chỉ ra một thực tế rằng, ở Việt Nam, giá trị của kiểm toán vẫn không được đặt niềm tin tuyệt đối, ngay cả kiểm toán độc lập cũng có sự chi phối nhất định. Đối với trường hợp của Sabeco, chưa thể khẳng định có chuyện đó hay không, nhưng dư luận vẫn có quyền nghi ngờ.

Trở lại với khoản lợi nhuận hơn 2.400 tỷ đồng mà Sabeco chưa nộp vào ngân sách Nhà nước, chuyên gia kinh tế-tài chính Trịnh Đoàn Tuấn Linh khẳng định, Nhà nước sẽ truy thu, chỉ có điều ở đây đối tác Thái Lan là người chịu thiệt thòi vì nhờ khoản lợi nhuận này mà họ định giá doanh nghiệp cao hơn.

"Sabeco đương nhiên phải hoàn trả lại số tiền chưa nộp vào ngân sách. Còn việc Sabeco có giảm trừ số tiền này cho đối tác Thái Lan hay không còn phải phụ thuộc vào điều lệ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật.

Ngoài ra, điều này cũng tùy ở ông chủ người Thái. Nếu họ cảm thấy không cần thiết, không trái với điều lệ doanh nghiệp, trái với quy định pháp luật thì không làm.

Trong trường hợp chưa có quy định pháp luật về việc này thì ông chủ Thái Lan có quyền lên án về hành vi chứ không có quyền khởi kiện. Còn nếu thấy Sabeco vi phạm pháp luật thì ông chủ Thái Lan có quyền khởi kiện.

Về trách nhiệm của lãnh đạo Sabeco thì sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật để xử lý", ông Linh nhận xét.

Dù vậy, điều vị chuyên gia lo lắng nhất là sự việc ở Sabeco sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác của Việt Nam khi muốn cổ phần hóa. Theo đó, đối tác nước ngoài sẽ dè chừng và cẩn trọng hơn khi muốn đầu tư vào các doanh nghiệp mà Nhà nước có chủ trương thoái vốn. Khi ấy, việc cổ phần hóa của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư.

Theo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa được Kiểm tra Nhà nước thông báo, trước thoái vốn, Sabeco vẫn chưa phân phối lợi nhuận của các năm từ 2016 trở về trước gồm hơn 2.700 tỷ đồng.

Căn cứ vào tỉ lệ sở hữu vốn nhà nước tại Sabeco vào thời điểm 31/12/2016 là 89,59%, Sabeco chưa nộp ngân sách nhà nước lợi nhuận còn lại từ năm 2016 trở về trước hơn 2.400 tỷ đồng.

Chuyên gia kinh tế tài chính Trịnh Đoàn Tuấn Linh lưu ý đến thời điểm Sabeco chưa phân phối khoản lợi nhuận nghìn tỷ, đó là khi doanh nghiệp này chưa bán cổ phần cho đối tác Thái Lan và lý giải việc làm của Sabeco như một động thái làm đẹp hồ sơ.

Sabeco chưa nộp ngân sách 2.400 tỷ đồng: Làm đẹp hồ sơ?
KTNN kiến nghị Sabeco phải nộp ngân sách khoản lợi nhuận hơn 2.400 tỷ đồng từ năm 2016 trở về trước.

"Nếu muốn mua cổ phần của Sabeco thì trước hết đối tác phải nhìn vào sổ tài chính của họ. Trong định giá doanh nghiệp, có nhiều yếu tố để đánh giá giá trị của doanh nghiệp đó. Đối với lãnh đạo Sabeco và những người có lợi ích liên quan, khoản lợi nhuận chưa phân phối nói trên giúp đưa tổng tài sản/vốn của doanh nghiệp này lên cao, làm cho báo cáo đẹp hơn.

Nếu Sabeco phân phối hết số lợi nhuận này thì sẽ làm cho giá trị tài sản hay tổng nguồn vốn của họ giảm xuống, và khi đối tác định giá, họ sẽ định giá thấp đi.

Mặt khác, khoản lợi nhuận này không được Sabeco thông báo và khi họ giao dịch với đối tác Thái Lan, phía đối tác cũng không biết được.

Tôi cho rằng đây là nguyên nhân chính của việc Sabeco giữ lại phần lợi nhuận của các năm từ 2016 trở về trước mà chưa phân phối trước khi thoái vốn. Tất nhiên biết đâu mai này sẽ lộ ra những lý do hay phương diện nào đó nữa mà chúng ta chưa biết được", chuyên gia Trịnh Đoàn Tuấn Linh phân tích.

Bên cạnh đó, ông Linh cũng chỉ ra một thực tế rằng, ở Việt Nam, giá trị của kiểm toán vẫn không được đặt niềm tin tuyệt đối, ngay cả kiểm toán độc lập cũng có sự chi phối nhất định. Đối với trường hợp của Sabeco, chưa thể khẳng định có chuyện đó hay không, nhưng dư luận vẫn có quyền nghi ngờ.

Trở lại với khoản lợi nhuận hơn 2.400 tỷ đồng mà Sabeco chưa nộp vào ngân sách Nhà nước, chuyên gia kinh tế-tài chính Trịnh Đoàn Tuấn Linh khẳng định, Nhà nước sẽ truy thu, chỉ có điều ở đây đối tác Thái Lan là người chịu thiệt thòi vì nhờ khoản lợi nhuận này mà họ định giá doanh nghiệp cao hơn.

"Sabeco đương nhiên phải hoàn trả lại số tiền chưa nộp vào ngân sách. Còn việc Sabeco có giảm trừ số tiền này cho đối tác Thái Lan hay không còn phải phụ thuộc vào điều lệ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật.

Ngoài ra, điều này cũng tùy ở ông chủ người Thái. Nếu họ cảm thấy không cần thiết, không trái với điều lệ doanh nghiệp, trái với quy định pháp luật thì không làm.

Trong trường hợp chưa có quy định pháp luật về việc này thì ông chủ Thái Lan có quyền lên án về hành vi chứ không có quyền khởi kiện. Còn nếu thấy Sabeco vi phạm pháp luật thì ông chủ Thái Lan có quyền khởi kiện.

Về trách nhiệm của lãnh đạo Sabeco thì sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật để xử lý", ông Linh nhận xét.

Dù vậy, điều vị chuyên gia lo lắng nhất là sự việc ở Sabeco sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác của Việt Nam khi muốn cổ phần hóa. Theo đó, đối tác nước ngoài sẽ dè chừng và cẩn trọng hơn khi muốn đầu tư vào các doanh nghiệp mà Nhà nước có chủ trương thoái vốn. Khi ấy, việc cổ phần hóa của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà đầu tư.

Sabeco thông báo họp Đại hội cổ đông bất thường

Ngày 15/3, HĐQT Sabeco đã ban hành nghị quyết về việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để tiến hành bầu bổ sung thành viên HĐQT.

Dự kiến, ngày tổ chức đại hội diễn ra vào tháng 4 tới đây. Ngày cuối cùng đăng ký tham dự đại hội bất thường này là 6/4.

Cùng ngày, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết các quỹ thành viên thuộc Dragon Capital đã nhận chuyển nhượng tổng cộng 15,3 triệu cổ phiếu SAB của Sabeco từ quỹ Nogard Pte. Ltd.

Trong số này, quỹ ngoại Vietnam Enterprise chuyển nhượng gần 8,1 triệu cổ phiếu SAB; Hanoi Investments Holdings Limited chuyển hơn 2,8 triệu cổ phiếu và Norges Bank chuyển hơn 2 triệu đơn vị...

Nếu tính theo thị giá hiện tại của cổ phiếu SAB được giao dịch quay ngưỡng 214.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị đợt chuyển nhượng này nếu tính theo giá thị trường có thể lên tới gần 3.300 tỷ đồng.

Theo Thành Luân (Đất Việt)