Kinh tế
07/08/2015 13:44Saudi Arabia “lãnh đủ” vì toan tính hạ giá dầu
Phiên giao dịch ngày thứ Năm trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 giảm xuống mức thấp nhất trong 6 năm. Trên thị trường London, giá dầu Brent cũng xuống dưới 50USD/thùng.
![]() |
IMF ước tính thâm hụt tài khóa năm 2015 của Saudi Arabia ở mức khoảng 20% GDP, đồng thời khuyến nghị Saudi Arabia giảm mạnh chi tiêu trong những năm tới để tránh tình trạng nợ nần. Còn nếu không, quốc gia này sẽ lâm vào tình cảnh cực kỳ khó khăn về tài chính. |
“Gậy ông đập lưng ông”
Đối với những nước có nguồn thu phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, việc giá dầu liên tục sụt giảm tác động không nhỏ đến kinh tế. Với địa vị là nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, kinh tế Saudi Arabia lệ thuộc vào loại hàng hóa này.
Những thập kỷ gần đây, Saudi Arabia giàu lên nhanh chóng nhờ nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô. Ngay cả trong thời điểm phát triển bùng nổ, nhiều chuyên gia đã cảnh báo về khả năng các nền kinh tế dầu mỏ có thể sụp đổ nếu giá dầu giảm sâu.
Trên thực tế, đã có không ít nỗ lực từ các nền kinh tế dầu mỏ để thay đổi cơ cấu kinh tế. Những năm vừa qua, không ít quan chức cấp cao các nước Trung Đông đã được gửi sang các nước phương Tây để học tập nhằm phát triển thêm ngành nghề khác, đa dạng hóa nền kinh tế.
Thế nhưng trường hợp của Saudi Arabia khá khác biệt.
Trong khi nhiều nước Trung Đông khác nhanh chóng phát triển ngành du lịch khách sạn, mở cửa đất nước để thu hút mọi đối tượng khách trên thế giới, bất kể tôn giáo, sắc tộc, thì đây vẫn là một quốc gia gần như khép kín với người không mang đạo Hồi.
Mặt khác, những năm vừa qua, ngành công nghiệp dầu đá phiến tại Mỹ mạnh lên, một phần bởi Mỹ muốn giảm phụ thuộc vào nhập khẩu dầu mỏ.
Saudi Arabia đương nhiên không muốn bị giảm thị phần. Chính vì thế, với mục tiêu tấn công ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ, sử dụng vị thế của quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất đối với giá dầu, Saudi Arabia đã không ngừng tăng sản lượng để đẩy giá dầu hạ xuống, nhằm khiến các công ty sản xuất dầu đá phiến Mỹ phá sản.
Nếu như tháng 6 năm ngoái, giá dầu còn ở quanh mức 100 USD/thùng, nay sau 14 tháng, giá dầu đã giảm hơn một nửa. Công việc kinh doanh của BP và Shell, hai tập đoàn dầu lửa lớn của Mỹ, đã chịu tác động nặng nề.
Chỉ riêng trong năm nay, hai công ty đã phải sa thải hàng nghìn nhân viên. Ngành dầu lửa Mỹ chịu những tác động nhất định từ việc giá dầu giảm. Nhưng, phía Saudi Arabia lại còn chịu tác động tồi tệ hơn nhiều.
Và trái với mong muốn của Saudi Arabia, ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ vẫn phát triển tốt bởi chi phí sản xuất dầu đá phiến không cao như dầu mỏ.
Với công nghệ hiện đại của Mỹ, chi phí còn có thể thấp hơn nữa nếu họ muốn. Các công ty sản xuất và kinh doanh dầu đá phiến Mỹ vẫn “ăn nên làm ra”.
Ông John Hess, giám đốc tập đoàn dầu đá phiến Hess, nói: “Chúng tôi đã giảm được 50% chi phí và có thể giảm tiếp 30% nữa nếu cần. Và khi giá dầu tăng trở lại, chúng tôi có thể nhanh chóng tăng thêm sản lượng mà không gặp trở ngại gì.”
Vậy là Saudi Arabia đang “lãnh đủ” từ những toan tính của mình.
Hết thời vàng son?
Tháng 6 năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã bắt đầu cảnh báo về tình trạng hụt thu ngân sách ở Saudi Arabia. Chính phủ nước này buộc phải cắt giảm chi tiêu và tìm cách tăng nguồn thu nếu không muốn ngân sách tiếp tục thâm thủng.
Nhưng việc đó không hề dễ dàng, hiện tại ở Saudi Arabia, người dân đang được miễn tất cả các loại thuế và hưởng rất nhiều trợ cấp từ chính phủ, kế hoạch tăng thuế nếu có sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ. Đồng thời, nước này cũng chi tiêu mạnh tay cho quân sự.
Thu nhập bình quân đầu người tại Saudi Arabia cao không kém nhiều quốc gia giàu nhất châu Âu. Bản thân gia đình hoàng tộc cũng đang chi tiêu rất xa hoa. Vua Salman mới đây đã thuê riêng một bãi biển ở miền Nam nước Pháp để phục vụ cho các kỳ nghỉ của gia đình.
Khi nguồn thu từ dầu mỏ tăng liên tục, việc vung tiền cho các thú chơi xa xỉ cũng là điều bình thường. Nhưng nay, khi nguồn thu giảm đến một nửa, nếu Saudi Arabia không nhanh chóng cắt giảm chi tiêu, nợ công sẽ tăng nhanh chóng.
IMF ước tính thâm hụt tài khóa năm 2015 của Saudi Arabia ở mức khoảng 20% GDP, đồng thời khuyến nghị Saudi Arabia giảm mạnh chi tiêu trong những năm tới để tránh tình trạng nợ nần. Còn nếu không, quốc gia này sẽ lâm vào tình cảnh cực kỳ khó khăn về tài chính.
Standard and Poor cũng đưa ra nhận xét tương tự: “Xét đến mức độ phụ thuộc vào dầu mỏ của kinh tế và ngân sách Saudi Arabia, tình hình tài chính của họ sẽ rất khó khăn nếu họ không có những thay đổi phù hợp”.
Tin cùng chuyên mục








-
Vượt ải Palmeiras, Chelsea đoạt vé bán kết FIFA Club World Cup (05/07)
-
Một mặt hàng "ngon bổ rẻ" của Việt Nam được Thái Lan, Hàn Quốc cực kỳ ưa chuộng: Xuất khẩu tăng phi mã kể từ đầu năm, nhu cầu tăng mạnh từ Á đến Âu (05/07)
-
Sắp xảy ra ngày ngắn nhất trong lịch sử Trái Đất (05/07)
-
34 tỉnh, thành phải kiểm kê đất đai sau sắp xếp (05/07)
-
Tóc Tiên tiếp tục khoá mạng xã hội sau hàng loạt dấu hiệu bất ổn (05/07)
-
Ca cấp cứu đặc biệt cho nam du khách người nước ngoài bất tỉnh trên đường do ngộ độc bóng cười (05/07)
-
Chưa từng có: iPhone đồng loạt giảm giá nhờ thuế VAT, đây có phải lúc 'xuống tiền'? (05/07)
-
Audi Q6 e-tron ra mắt Việt Nam: Giá 3,199 tỷ đồng, đèn LED tùy biến lần đầu xuất hiện, chạy 583km/sạc, sạc 2 năm không tốn tiền (05/07)
-
Tài xế đột quỵ trên cao tốc được CSGT cấp cứu qua 'cửa tử' (05/07)
-
Phim mới chiếu 7 phút đã chiếm top 1 rating cả nước: Nữ chính đẹp đến nỗi người gặp người yêu, hoa gặp hoa nở (05/07)
Bài đọc nhiều




