Ôtô - Xe máy
11/05/2024 09:11Tất cả ô tô mới có khả năng bắt buộc phải trang bị công nghệ AI để giảm tốc độ
Nhiều người sử dụng ô tô thường xuyên di chuyển quá tốc độ cho phép, gây ảnh hưởng tới an toàn giao thông. Trước sự phát triển nhanh chóng của AI, khả năng trong thời gian sắp tới chính phủ Anh sẽ bắt buộc các xe ô tô mới phải trang bị công nghệ AI để hỗ trợ giảm tốc độ.
Năm 2022, thị trường EU thông qua điều luật yêu cầu các xe ô tô phải có bộ giới hạn tốc độ (viết tắt: ISA) để giảm thiểu số trường hợp tai nạn khi tham gia giao thông. Chính phủ Anh có khả năng áp dụng điều luật này vào quy chế từ ngày 6/7/2024, bắt buộc các mẫu xe ô tô bán ra tại Anh đều phải có bộ giới hạn tốc độ.

Theo đó, bộ giới hạn tốc độ sẽ được tích hợp kèm máy ảnh, hệ thống GPS và công nghệ AI. Máy ảnh sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và xác nhận biển báo hiệu tốc độ, sau đó sẽ đối chiếu với tốc độ thực tế của xe dựa vào hệ thống GPS. Khi phát hiện người lái xe chạy quá tốc độ cho phép, AI sẽ chủ động hãm tốc độ của xe lại, tránh xảy ra những tình huống đáng tiếc.
Cách thức hoạt động, tương tác của bộ giới hạn tốc độ sẽ chia thành ba cấp độ khác nhau. Cấp độ đầu tiên, bộ giới hạn tốc độ sẽ cung cấp thông tin khi xe chạy quá tốc độ cho phép, có thể sẽ kèm theo một số tiếng báo động để người lái nhận biết. Cấp độ thứ hai, bộ giới hạn tốc độ sẽ can thiệp, tăng lực cản ở bàn đạp ga để tránh người lái cố gắng tăng tốc thêm, đồng thời phát ra cảnh báo.
Ở cấp độ thứ ba, bộ giới hạn động cơ sẽ chủ động giảm tốc độ của xe bằng cách giảm công suất động cơ cho đến khi xe đi đúng tốc độ cho phép và không tự chủ động tương tác lực lên phanh xe.
Tuy nhiên, chính phủ Anh cũng không yêu cầu bắt buộc người dùng phải bật chế độ này lên. Thay vào đó, người lái có thể chủ động bật/tắt bằng cách nhấn chân ga hoặc có một chế độ riêng, tương tự như cách hoạt động của điều khiển hành trình (Cruise Control) hoặc công nghệ tự lái.
Graham Conway, chuyên gia ô tô tại Select Car Leasing lại cho rằng: "Mặc dù việc trang bị bộ ISA lên ô tô có vẻ vô hại, thậm chí còn có lợi cho người lái xe nhưng các hãng xe có thể lấy lý do rằng người dùng lắp thiết bị bên ngoài lên xe, không hỗ trợ bảo hành nếu xảy ra hư hỏng, chập điện."
Theo Võ Tâm (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích (19/07)
-
Giám đốc tình báo Mỹ muốn truy tố ông Obama vì cuộc bầu cử năm 2016 (19/07)
Bài đọc nhiều




