Thế giới
14/04/2025 20:52Đức muốn 'bắn mũi tên thần', Nga phản ứng gắt
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng bình luận của ông Merz sẽ ủng hộ "lập trường cứng rắn hơn, khiến tình hình xung quanh Ukraine leo thang hơn nữa".
"Thật không may, các nước châu Âu không có xu hướng tìm cách đạt được các cuộc đàm phán hòa bình, thay vào đó lại có xu hướng kích động xung đột tiếp diễn" - ông Peskov phát biểu tại một cuộc họp báo thường ngày.
Ông Merz, thủ tướng tương lai của Đức, hôm 13-4 trả lời câu hỏi của đài ARD về khả năng cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine. Ông cho biết sẽ cân nhắc khả năng này nếu đó là một phần của gói hỗ trợ mở rộng được thỏa thuận với các đồng minh châu Âu.
"Điều đó phải được đồng tình. Và nếu được thông qua thì Đức nên tham gia" - ông Merz, người sẽ nhậm chức vào tháng tới, nói.
Đức là một trong những nhà ủng hộ quân sự chính của Ukraine. Nước này đã viện trợ quân sự hơn 8 tỉ USD chỉ riêng trong năm 2024, theo dữ liệu của chính phủ Đức. Tuy nhiên, Berlin chưa bao giờ cung cấp tên lửa Taurus, có tầm bắn vượt quá 480 km, mặc dù Kiev đã nhiều lần yêu cầu.
Trong khi đó, ngày 14-4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lưu ý cần phải chuẩn bị nhiều hơn nữa trước khi hai nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin và Mỹ Donald Trump có thể gặp mặt trực tiếp.
Theo Điện Kremlin, Tổng thống Putin không đề xuất một cuộc gặp riêng với người đồng cấp Mỹ Donald Trump khi ông gặp đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff tại TP St. Petersburg vào cuối tuần trước.
Trước đó, ông Peskov tuyên bố hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ có thể diễn ra "vào thời điểm thích hợp", đồng thời cho biết thêm Tổng thống Putin ủng hộ một cuộc gặp trực tiếp với Tổng thống Donald Trump.
Hai ông Putin và Donald Trump đã điện đàm nhiều lần kể từ khi nhà lãnh đạo Mỹ nhậm chức hồi tháng 1. Chính quyền mới của Mỹ muốn Nga và Ukraine đồng ý ngừng bắn, sau đó tiến tới thỏa thuận hòa bình.
Nga đã bày tỏ "sự lạc quan thận trọng" về mối quan hệ với Mỹ sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump thừa nhận sự mở rộng của NATO ở châu Âu là yếu tố quan trọng gây ra xung đột tại Ukraine.
Theo Phạm Nghĩa (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Chồng đi bộ 20km bằng chân trần giữa nắng gắt để gặp vợ lần cuối (11/07)
-
Xem thời sự 19h, nhiều TikToker, "phú bà" giờ thành người trốn thuế và bán hàng giả (11/07)
-
Cận cảnh hiện trường thương tâm vụ tài xế xe ôm bị nam thanh niên 20 tuổi sát hại, cướp tài sản ở Đồng Nai (11/07)
-
6 tháng đầu năm, một hãng hàng không nội địa hủy hơn 400 chuyến bay (11/07)
-
Ông Thaksin "bất ngờ" tái xuất, tham dự họp với các Bộ trưởng kinh tế Thái Lan (11/07)
-
Chàng trai Hải Phòng phản xạ nhanh cứu sống bé trai ngay trước mũi tàu hỏa (11/07)
-
Ngày mai, miền Bắc có mưa vừa, mưa to đến rất to (11/07)
-
Ai cản đường Phương Mỹ Chi? (11/07)
-
Công tố viên Hàn Quốc khám nhà riêng của cựu Tổng thống Yoon Suk-yeol (11/07)
-
Bộ Chính trị kỷ luật cán bộ, Ban Bí thư khai trừ Đảng 2 cựu lãnh đạo (11/07)
Bài đọc nhiều




