Thế giới
21/06/2016 20:37Indonesia lên án tuyên bố "ngư trường truyền thống" của Trung Quốc
Chính quyền Jakarta ngày 21/6 phủ nhận tuyên bố của Bắc Kinh về "ngư trường truyền thống" gần quần đảo Natuna của Indonesia sau vụ tàu chiến Indonesia bắt tàu cá Trung Quốc.
"Như vậy cho thấy Bắc kinh đã khẳng định tôn trọng chủ quyền và vùng đặc vùng kinh tế của Indonesia", bà Pudjiastuti nói. Dựa vào điều này, bà Pudjiastuti phản bác tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vùng đánh bắt truyền thống gần quần đảo Natuna.
![]() |
Hải quân Indonesia cho nổ một tàu cá nước ngoài đánh bắt trái phép. |
Quan hệ Indonesia - Trung Quốc có diễn biến căng thẳng mới sau khi tàu hải quân Indonesia nổ súng bắn cảnh báo, đồng thời bắt tàu Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia ngày 17/6.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản đối hành động mạnh tay của Hải quân Indonesia, cho rằng "Trung Quốc và Indonesia có tuyên bố chồng chéo về quyền và lợi ích hàng hải" ở khu vực này. Bắc Kinh biện hộ, các tàu cá của họ chỉ hoạt động ở "ngư trường truyền thống".
Bác bỏ tuyên bố của Bắc Kinh, Bộ trưởng Pudjiastuti nêu rõ 2 quốc gia không có thỏa thuận hợp tác hàng hải nào, do vậy việc tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép cũng sẽ bị đối xử như những tàu nước ngoài hoạt động bất hợp pháp khác.
"Chúng tôi không biết về điều này (như Trung Quốc tuyên bố), chúng tôi không công nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền của bên nào về ngư trường bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia; ngoại trừ một vùng mà chúng tôi đã ký thỏa thuận với Malaysia ở Eo Malacca", bà Pudjiastuti khẳng định.
Channel News Asia cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay, Indonesia đã bắt 57 tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép, bao gồm 3 tàu Trung Quốc và 4 tàu Malaysia.
Chỉ huy Hạm đội phía Tây của Hải quân Indonesia, Chuẩn đô đốc A Taufiq R vạch rõ tham vọng của Trung Quốc là "muốn đánh dấu vùng lãnh thổ" với sự hiện diện của cảnh sát biển. Lực lượng này của Trung Quốc thường ngăn cản tàu Indonesia bắt các tàu cá trái phép.
"Một lần nữa, tôi khẳng định không quan tâm tàu đó là của nước nào, loại tàu là gì, hay ai sở hữu nó. Nếu có người ăn trộm cá của chúng tôi, tôi khẳng định lực lượng chấp pháp sẽ không xử lý nhẹ chuyện này. Chúng tôi sẽ không xem xét mối quan hệ với các nước khi giải quyết, vì đây là một sự xúc phạm nghiêm trọng", Bộ trưởng Pudjiastuti cảnh báo cứng rắn.
Tin cùng chuyên mục








-
Lũ lụt tại Texas: Ít nhất 25 người chết, hơn 20 người mất tích (05/07)
-
Đồ vật cấm kỵ đặt đầu giường khi ngủ nếu không muốn rước họa vào thân (05/07)
-
Quán game nơi 2 thiếu niên bị đánh dã man vẫn hoạt động bình thường, hàng xóm kể thêm nhiều chi tiết (05/07)
-
Người đăng clip 'run sợ khi đến Nha Trang' bị phạt 5 triệu đồng (05/07)
-
Có đến hơn 1 tỷ thiết bị Windows hoạt động toàn cầu, nhưng vì sao đây lại là tin xấu với Microsoft (05/07)
-
Bắt giang hồ cộm cán Hạnh 'Sự', đàn em một thời của Năm Cam (05/07)
-
Vụ triệt phá đường dây lừa đảo gọi điện nhận quà: Đã khởi tố 124 đối tượng (05/07)
-
Nhan sắc gây sốc của Bae Yong Joon sau 10 năm ở ẩn, 'ông hoàng Hallyu' làm sao thế này? (05/07)
-
Khởi tố cựu giám đốc công ty con thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (05/07)
-
Thùng thép di động nặng 3 tấn: Cú nổ vang trời của Elon Musk hóa thất bại thảm hại, khiến đế chế Tesla lao đao (05/07)
Bài đọc nhiều




