Thế giới

Triều Tiên dọa "nhấn chìm" Nhật, biến Mỹ "thành tro"

Một cơ quan chính phủ Triều Tiên mới đây đe dọa sẽ dùng vũ khí hạt nhân “nhấn chìm” Nhật Bản và biến lục địa Mỹ “thành tro tàn và bóng tối”, sau lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc về vụ thử nghiệm hạt nhân.

Một cơ quan chính phủ Triều Tiên mới đây đe dọa sẽ dùng vũ khí hạt nhân “nhấn chìm” Nhật Bản và biến lục địa Mỹ “thành tro tàn và bóng tối”, sau lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc về vụ thử nghiệm hạt nhân.

Triều Tiên dọa 'nhấn chìm' Nhật, biến Mỹ 'thành tro'
 

Bình Nhưỡng cũng chỉ trích Nhật Bản là chỉ đang “nhảy múa theo điệu nhạc của Mỹ”, đồng thời đe dọa sẽ dùng vũ khí hạt nhân biến lục địa Mỹ thành “tro tàn và bóng tối”.

Triều Tiên dọa 'nhấn chìm' Nhật, biến Mỹ 'thành tro' - ảnh 1

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong buổi lễ tuyên dương các nhà khoa học và kỹ sư sau vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 của nước này. Ảnh: REUTERS.

Ủy ban hòa bình châu Á-Thái Bình Dương của Triều Tiên hôm nay cũng kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên giải thể. Ủy ban này chỉ trích Hội đồng Bảo an là một “công cụ của cái ác” do các quốc gia “bị tiền hối lộ” điều khiển theo lệnh của Mỹ.

Đáp lại những lời đe dọa này, chính phủ Nhật Bản hôm nay đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố của Triều Tiên là "vô cùng khiêu khích và quá đáng". "Nó đã làm tăng căng thẳng khu vực và hoàn toàn không thể chấp nhận được” - Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm nay.

Những căng thẳng trong khu vực leo thang nhanh chóng sau khi Triều Tiên tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân thứ 6 hôm 3-9. Đây là vụ thử hạt nhân được đánh giá là mạnh nhất của nước này từ trước tới nay.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 11-9 nhất trí thông qua lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng để đáp trả vụ thử hạt nhân này. Lệnh trừng phạt do Mỹ soạn thảo bao gồm việc cấm Triều Tiên xuất khẩu hàng dệt may, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ, cấm các nước sử dụng lao động Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đã bác bỏ những lệnh trừng phạt này, tuyên bố sẽ tiếp tục đẩy mạnh chương trình hạt nhân và tên lửa.

Theo An Miên (Pháp Luật TPHCM)