Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ. Dù nhiều phi tần trong hậu cung được nhà vua sủng hạnh nhưng không mang thai, sinh con. Vì sao lại vậy?
Trong các triều đại phong kiến, hoàng đế Trung Quốc có tam cung lục viện với hàng ngàn phi tần, mỹ nữ xinh đẹp, quyến rũ. Họ dùng đủ mọi cách để có thể lọt vào "mắt xanh" của nhà vua.
Nếu được hoàng đế để mắt tới, lật thẻ bài và thị tẩm thì phi tần sẽ có thể được sắc phong địa vị cao trong hậu cung. Nếu may mắn mang long thai và sinh được hoàng tử, công chúa thì phi tần sẽ càng có địa vị vững chắc, được ban thưởng hậu hĩnh, có cuộc sống xa hoa nhung lụa.
Tuy nhiên, không phải phi tần nào được hoàng đế thị tẩm cũng có cơ hội mang long thai, thay đổi vận mệnh cuộc đời. Điều này được cho là vì một số lý do dưới đây.
Đầu tiên là sau khi hoàng đế thị tẩm phi tần, thái giám sẽ hỏi nhà vua có muốn giữ lại hay không. Câu hỏi này có 2 ý nghĩa. Một ý nghĩa là có muốn đưa vị phi tần kia đi tắm rửa sạch sẽ và rời khỏi tẩm cung hay không. Hai là có giữ lại "giống rồng" hay không, có cho phi tần có cơ hội mang thai hay không.
Nếu hoàng đế nói không giữ thì các thái giám sẽ sử dụng một phương pháp đặc biệt để phi tần vừa được sủng hạnh khó có thể mang thai. Chỉ một số phi tần được hoàng đế cho phép mang thai con của mình.
Một nguyên nhân khác khiến phi tần dù được hoàng đế sủng hạnh nhưng không có con là vì họ đã sử dụng dược liệu quá nhiều. Do sử dụng nhiều loại dược liệu để làm đẹp, giúp bản thân xinh đẹp, quyến rũ trong thời gian dài sẽ khiến họ bị ảnh hưởng khả năng sinh sản, khó có thai.
Điển hình là mỹ nhân Triệu Phi Yến. Vì muốn sở hữu làn da trắng trẻo, mềm mại, tỏa mùi thơm quyến rũ nên Triệu Phi Yến thường nhét vào rốn một viên thuốc gọi là “hương cơ hoàn”.
Theo các nhà nghiên cứu, “hương cơ hoàn” có thành phần chính là lộc nhung, sâm cao ly và xạ hương. Những dược liệu này sử dụng trong thời gian dài ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của Triệu Phi Yến. Vậy nên, dù là sủng phi nhưng mỹ nhân này chưa bao giờ mang thai, sinh con.
Ngoài ra, một số phi tần trong hậu cung có sức khỏe không tốt, thường xuyên đau ốm nên khó có thai dù được hoàng đế thị tẩm, yêu chiều.
Cuối cùng, hậu cung của hoàng đế có hàng ngàn phi tần, mỹ nữ nhưng không phải ai cũng có cơ hội được thị tẩm. Vì vậy, họ không thể có con, sống cô độc trong hậu cung cho tới cuối đời.
Theo Tâm Anh - Tổng hợp (Kienthuc.net.vn)