Xã hội
27/06/2025 14:24Chính thức bỏ một số chức danh chỉ huy trưởng trong quân đội
Quốc hội sáng nay biểu quyết thông qua một luật sửa 11 luật trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc phòng; Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam; Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật Nghĩa vụ quân sự; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Phòng không nhân dân; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Dân quân tự vệ; Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.
Với Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam đã bỏ một số chức danh chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh, phó chỉ huy trưởng, Phó chính ủy Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh; chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện; phó chỉ huy trưởng, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện.

Việc bỏ một số chức danh trên để bảo đảm phù hợp với đề án tiếp tục sắp xếp tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của Quân ủy Trung ương.
Luật cũng bổ sung trách nhiệm chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị cư trú tại địa phương.
Lý do Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh không mang hàm tướng
Thảo luận dự luật trước đó, có ý kiến đề nghị nghiên cứu với các địa bàn trọng điểm nâng quân hàm cao nhất là Thiếu tướng cho Chỉ huy trưởng và Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, tương quan với lực lượng CAND, nhất là sau sắp xếp bộ máy tinh gọn, giảm đầu mối cấp tỉnh và Biên phòng tỉnh.
Có ý kiến đề nghị nghiên cứu quy định quân hàm cấp tướng cho Chỉ huy trưởng và Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, vì khi sáp nhập tỉnh thì trách nhiệm của Chỉ huy trưởng rất lớn.
Giải trình đề xuất này, Chính phủ cho biết, dự thảo chỉ sửa đổi, bổ sung các vấn đề liên quan đến sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp để bảo đảm thống nhất với quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và các quy định của pháp luật có liên quan.
Mặt khác, Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam vừa được sửa đổi năm 2024, trong đó quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan và giao Chính phủ quy định vị trí có cấp bậc quân hàm từ Trung tướng trở xuống bảo đảm số lượng vị trí có cấp bậc quân hàm cấp Tướng theo quy định của cấp có thẩm quyền. Do vậy, Chính phủ đề nghị giữ như dự thảo luật.
Có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại là Thượng tướng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại là Trung tướng; Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại là Thiếu tướng để tương đồng với Luật CAND.
Báo cáo nội dung này, Chính phủ cho biết đã bổ sung dự thảo luật theo hướng: Sĩ quan QĐND biệt phái được bầu giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng. Sĩ quan QĐND biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng.
Sĩ quan QĐND biệt phái được phê chuẩn giữ chức vụ Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng.
Có ý kiến đề nghị bổ sung các chức vụ là Chỉ huy trưởng, Chính ủy, Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng, Chính ủy, Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Ban chỉ huy phòng thủ khu vực để phù hợp với tổ chức thành lập ở các đơn vị mới.
Chính phủ cho biết, tại Kết luận số 159 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, trong đó xác định giải thể Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, thành lập Ban chỉ huy phòng thủ khu vực, đơn vị tương đương cấp lữ đoàn, trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh và giải thể Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, thành lập Ban chỉ huy Biên phòng, đơn vị tương đương cấp sư đoàn, trực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh.
Do đó, không còn chức vụ Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Phó Chỉ huy trưởng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh.
Việc không quy định chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng, vì với các chức danh chỉ huy, quản lý của các đơn vị tương đương cấp sư đoàn, lữ đoàn (như: Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Ban chỉ huy phòng thủ khu vực) và các chức vụ, chức danh tương đương còn lại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Theo Trần Thường (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Clip rước dâu chỉ mất 30 giây ở Bắc Ninh: Bố mẹ sút 3kg khi biết tin con gái yêu anh hàng xóm (18/07)
-
Tin mới về đợt mưa to đến rất to, kéo dài nhiều ngày liên tiếp ở miền Bắc (18/07)
-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
-
Triều Tiên cấm người nước ngoài tới khu nghỉ dưỡng 'quốc bảo' (18/07)
-
Hà Nội hạ điểm chuẩn thi lớp 10 năm 2025 (18/07)
-
Hưng Yên: Cháy lớn ở di tích quốc gia chùa Báo Quốc (18/07)
-
Thêm 1 "Anna lừa đảo" gây chấn động: Giả làm hôn thê của người nổi tiếng, lừa 50 nạn nhân với số tiền hàng trăm tỷ đồng, chiêu bài cực tinh vi (18/07)
-
Bão Wipha có thể mạnh cấp 11-12 trên Biển Đông, khả năng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta (18/07)
-
Lộ EQ của Thủ khoa khối A00 Hiền Mai khi lên VTV, netizen: Tiểu thuyết còn không dám viết nữ chính cỡ này (18/07)
-
Bán kết 2 Sing! Asia: Phương Mỹ Chi ghi tỷ số sốc, 1 giám khảo quyết không vote cho đại diện Việt Nam! (18/07)
Bài đọc nhiều




