Xã hội
04/01/2017 16:07Thủ tướng: Đừng để nhà khoa học vất vả mua hóa đơn
Cụ thể, xếp hạng về kinh tế của Việt Nam đứng trên 100 nhưng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu đứng thứ 59. Trong đó, các nhóm chỉ tiêu đầu ra liên quan trực tiếp đến KHCN xếp dưới 50. Điều đó cho thấy, dù còn bất cập nhưng giới KHCN Việt Nam rất cố gắng so với mặt bằng chung.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn xếp thứ 56, chỉ số sẵn sàng công nghệ đứng thứ 92/140 quốc gia và vùng lãnh thổ. “Chúng tôi nhận thấy rằng điều này không phải do các nhà khoa học gây ra mà do cơ chế của nhà nước”, Thủ tướng nói, đồng thời chỉ ra một tồn tại nữa là nghiên cứu nhiều nhưng ứng dụng ít. Do đó, đầu tư cho KHCN cần bám sát hơn nhu cầu thực tiễn hơn, ưu tiên đầu tư các đề án, đề tài phục vụ thiết thực cho đất nước. Quản lý nhà nước trên một số mặt có tiến bộ nhưng còn bất cập như đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ…
Thủ tướng cho rằng, muốn phát triển KHCN thành công thì phải có 6 yếu tố: Thể chế, cơ chế, môi trường; con người; nguồn lực; cơ sở hạ tầng; năng lực hội nhập; năng lực kiến tạo quản trị của nhà nước.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị ngày 4/1. Ảnh: Ngọc Thành. |
Thủ tướng nhấn mạnh, phải tạo thể chế thông thoáng trong phát huy nhân tài, sử dụng người tài, kể cả người chưa vào Đảng, kiều bào là những nhà khoa học ở nước ngoài nhưng có nguyện vọng cống hiến năng lực và kinh nghiệm cho quê hương. Đơn cử trường hợp một nhà khoa học Việt kiều, mặc dù không am hiểu nông nghiệp, nhưng khi về quê ở Nam Bộ đã giúp bà con nông dân đặt hệ thống quan trắc tự động để phát hiện nước mặn, tránh thiệt hại trong chăm sóc cây trồng.
Theo Thủ tướng, trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới, kiến tạo lại nền hành chính để phát huy vai trò của KHCN, nhất là con người và thể chế. Tinh thần chung là khai phóng mọi nguồn lực sáng tạo để đưa đất nước tiến lên vững vàng. "Việc tháo gỡ thể chế nào kìm hãm sự phát triển của KHCN thì chính Bộ phải đề xuất lên Trung ương Đảng, Chính phủ", ông nói.
Nhấn mạnh phải bảo đảm năng lực thực thi pháp luật trong việc bảo vệ quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, Thủ tướng nêu rõ nếu không làm như vậy thì "chúng ta khó có thể phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực, không có tập đoàn quốc tế nào muốn đặt trung tâm nghiên cứu và thiết kế ở Việt Nam nếu họ e ngại về quyền sở hữu trí tuệ”.
Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu KHCN phải gắn với thị trường trên cơ sở hiểu thị trường đang cần gì, sẽ cần gì để đưa ra hướng đi phù hợp nhất. Phải tách hoạt động khoa học ra khỏi hoạt động hành chính, tránh tình trạng hành chính hóa nghiên cứu khoa học. Nếu các nhà khoa học suốt ngày lo nghĩ thủ tục hành chính thì rơi rụng về am hiểu chuyên môn, trong khi am hiểu về thủ tục hành chính lại tăng lên. “Hãy làm quen với tư duy quản lý khoa học chỉ dựa vào kết quả chứ không nên dựa vào quá trình. Đừng để các nhà khoa học phải lo mua hóa đơn vất vả”, Thủ tướng nói.
![]() |
Hội nghị tổ chức ngày 4/1 với chủ đề “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội”. Ảnh: Ngọc Thành |
Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, năm 2016 lĩnh vực khoa học công nghệ đã có nhiều đóng góp cho kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh. Điển hình, khoa học công nghệ đã đóng góp khoảng 30%-40% vào tăng trưởng nông nghiệp tùy theo từng lĩnh vực cụ thể. Trong 5 năm qua, năng suất lúa liên tục tăng từ 55,4 tạ/ha (năm 2011) lên 57,7 tạ/ha, đưa Việt Nam thành nước có năng suất đứng đầu khu vực. Các kết quả nghiên cứu cũng giúp giám sát, dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn, đặc biệt là các hiện tượng nguy hiểm, rút ngắn thời gian dự báo.
Nhiều ý kiến phát biểu tại hội nghị đều cho rằng chủ trương lấy khoa học làm động lực phát triển là hướng đi đúng đắn, nhưng việc triển khai chưa như mong muốn do cơ chế khuyến khích và thu hút người tài, cơ chế quản lý tài chính. Theo Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường, thời gian tới ngành khoa học nên tập trung vào những mũi nhọn, nhất là hướng vào các ngành nông sản có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD.
Theo Phạm Hương (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Lời khai của đối tượng vụ hành hung dã man 2 thiếu niên ở TPHCM (07/07)
-
Xin ra Hà Nội làm thêm, hai chị em gái mất tích nhiều ngày qua (07/07)
-
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng liên tiếp đến 34 độ rồi đón đợt mưa lớn mới (07/07)
-
Chồng tôi cứ đêm đến là sang phòng con gái lớn ngủ, tôi nghi ngờ và gắn camera, kết quả khiến tôi nôn thốc (07/07)
-
Lamine Yamal mở đại tiệc toàn khách VIP, Barca lo… hư sớm (07/07)
-
Cháy lớn ở chung cư Độc Lập, 6 người lớn cùng 2 em nhỏ tử vong (07/07)
-
Israel mở chiến dịch quân sự chống nhóm Houthi ở Yemen (07/07)
-
Đột phá cho xe điện ở Trung Quốc: Pin thể rắn chạy tới 2.900km, sạc siêu tốc 5 phút (07/07)
-
18 câu cổ ngữ bị hiểu sai suốt cả ngàn năm: Hóa ra sách vở vẫn chưa kể hết sự thật này! (07/07)
-
Sinh vật lạ "chưa từng thấy" bò lúc nhúc trong bó rau muống ở Quảng Trị (07/07)
Bài đọc nhiều




