Thời tiết không mưa vào sáng 9/3 sẽ tạo điều kiện cho người Việt Nam chiêm ngưỡng hiện tượng nhật thực một phần.
Các nhà thiên văn cho biết, chỉ một dải nhỏ có thể quan sát được nhật thực toàn phần, gồm một vài khu vực đất liền Indonesia và các vùng biển thuộc Thái Bình Dương. Còn Việt Nam và phần lớn các nước châu Á - Thái Bình Dương chỉ quan sát được nhật thực một phần.
![]() |
Bức ảnh minh họa dải toàn phần (path of totality) màu đỏ, vùng tối (umbra) là vòng tròn màu đen, vùng nửa tối (penumbra) là các vòng tròn đồng tâm màu tối. Theo đó, các thành phố/khu vực như Palembang ở phía Nam đảo Sumatra, Tanjung Pandan (Sumatra); Palangkaraya, Balikpapan (Kalimantan); Palu (Central Sulawesi); Ternate (North Maluku) và Sofifi (Papua) nằm trên dải màu đỏ nên quan sát được nhật thực toàn phần. Việt Nam nằm trong vùng nửa tối nên quan sát được nhật thực một phần. Ảnh: NASA/Scientific Visualization Studio. |
Theo Đặng Tuấn Duy, Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC), xem nhật thực toàn phần tốt nhất là ở các tỉnh phía Nam, càng tiến về phía Bắc độ che phủ cực đại giảm dần. Thời điểm nhật thực đạt cực đại diễn ra vào buổi sáng sớm lúc 7h khi Mặt trời mọc chưa cao.
"Sáng 9/3 trời không mưa, hửng nắng tạo thuận lợi để quan sát nhật thực một phần", chuyên gia Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn và trung ương cho biết.
|
Lưu ý về quan sát nhật thực |
Một vài địa điểm tổ chức quan sát nhật thực Hà Nội: Câu lạc bộ thiên văn Hà Nội sẽ tổ chức quan sát ở vườn hoa Lạc Long Quân, đường Nguyễn Hoàng Tôn (chỗ đối diện hai con rồng) từ 6h30 đến 8h30. Hội thiên văn học trẻ Việt Nam theo dõi hiện tượng này lúc 7h sáng tại khu bán đảo Linh Đàm. Đà Nẵng: Câu lạc bộ thiên văn Đà Nẵng tổ chức quan sát tại khu vực tượng mẹ Âu Cơ, trong Công viên biển Đông từ 5h30 đến 9h30. TP HCM: Câu lạc bộ Thiên văn học Nghiệp dư TP HCM tổ chức quan sát tại 2 địa điểm là chân cầu Thủ Thiêm hướng quận 2 và Làng đại học Quốc gia từ 6h đến 8h. |