Chuyện lạ
14/09/2017 09:01Australia kêu gọi người dân ăn thịt kangaroo
Các nhà sinh thái Australia đang khuyến khích người dân ăn thịt kangaroo nhằm bảo vệ hệ sinh thái.
![]() |
Australia kêu gọi người dân ăn thịt bớt kangaroo, loài vật biểu tượng của nước này, để giải quyết tình trạng số lượng kangaroo tăng vượt tầm kiểm soát, Smithsonian hôm 12/9 đưa tin.
Số lượng kangaroo đang tăng chóng mặt, từ 27 triệu con năm 2010 lên 45 triệu con năm 2016, theo BBC News.
Nguyên nhân là lượng mưa lớn ở Australia trong khoảng 10 năm qua khiến cây cối phát triển mạnh. Thức ăn dồi dào dẫn đến số lượng kangaroo tăng nhanh. Một nguyên nhân khác là con người khiến một số kẻ thù tự nhiên của kangaroo tuyệt chủng, ví dụ như thylacine, loài thú có túi trông giống chó.
Số lượng kangaroo hiện nhiều gần gấp đôi dân số Australia, ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái của nước này, theo ABC News. Các thí nghiệm sinh thái cho thấy những hậu quả nghiêm trọng xảy ra khi số lượng kangaroo quá nhiều.
Kangaroo có thể ăn sạch cây cối, khiến các loài chim và động vật khác không còn thức ăn và nơi cư trú. Chúng cũng ăn hết cỏ trên mặt đất, gây ra tình trạng xói mòn nghiêm trọng ở những khu vực đang nỗ lực bảo vệ đất khỏi sa mạc hóa.
Chính quyền kêu gọi người dân tham gia giải quyết tình trạng này. Nhiều bang Australia đã đưa ra các quy định và chỉ tiêu cho việc giết thịt nhân đạo kangaroo, nhưng nhu cầu ăn thịt loài vật này rất ít.
Kangaroo được tôn vinh như một biểu tượng quốc gia của Australia, thậm chí còn xuất hiện trên quốc huy. Vì vậy, chỉ có một số du khách hiếu kỳ muốn nếm thử thịt của loài vật này. Với nhu cầu ít như vậy, các thợ săn cũng hiếm khi đi săn kangaroo, càng không thể giết thịt đủ đáp ứng chỉ tiêu, theo BBC News.
Việc để số lượng kangaroo tăng nhanh mất kiểm soát như vậy còn kém nhân đạo hơn so với giết thịt, vì hàng triệu con có thể chết trong đợt hạn hán tới, các nhà sinh thái cho biết. Đợt hạn hán lớn xảy ra giữa những năm 2000 từng khiến số lượng kangaroo giảm chỉ còn 7 triệu con.
Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh lợi ích của thịt kangaroo so với thịt bò hoặc các gia súc truyền thống khác, đó là chúng chứa ít chất béo và methane hơn.
Đây không phải lần đầu tiên Australia gặp tình trạng số lượng cá thể của một loài vật vượt quá mức kiểm soát. Một mối đe dọa khác của nước này là cóc mía, loài lưỡng cư Bắc Mỹ có độc do nông dân đưa về để ăn những côn trùng gây hại cho mía những năm 1930. Chúng sinh sôi quá mức và trở thành một ví dụ điển hình cho sự nguy hiểm của các loài ngoại lai xâm lấn.
Tương tự, thỏ cũng gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường Australia. Thỏ được đưa tới Australia năm 1859 như một dạng "thú vui săn bắn" mới. Tuy nhiên, thỏ đã sinh sôi nhanh chóng và phá hoại cây cối, mùa màng ở nước này. Mèo hoang, một loài vật khác do người Australia đưa về, cũng bị coi là nguyên nhân khiến một số loài chim và động vật có vú nhỏ của nước này tuyệt chủng.
Kangaroo vốn sinh sống tại Australia chứ không phải loài vật ngoại lai xâm lấn. Tuy nhiên, các quan chức địa phương hy vọng người dân sẽ ăn thịt kangaroo nhiều hơn để bảo vệ hệ sinh thái nước này.
Theo Thu Thảo (VnExpress.net)
Tin cùng chuyên mục








-
Danh sách du khách có mặt trên tàu gặp nạn khi du lịch trên vịnh Hạ Long: Hơn 20 trẻ em, bé nhỏ nhất mới 2 tuổi, đa số đều ở Hà Nội (19/07)
-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
Bài đọc nhiều




