Chuyện lạ

Người phụ nữ bị bệnh ung thư xương "ăn" mất mặt

Bệnh ung thư xương hiếm gặp này đã khiến khuôn mặt của bà mẹ trẻ mọc lên một khối u nặng đến gần 2kg.

Bệnh ung thư xương hiếm gặp này đã khiến khuôn mặt của bà mẹ trẻ mọc lên một khối u nặng đến gần 2kg.

Các bác sỹ ở Nam Phi chuẩn đoán cô mắc chứng ung thư xương hiếm gặp có tên là “chondrosarcoma” (một loại ung thư xương bắt đầu trong tế bào sụn). Trong suốt 4 năm sau đó, Tambu Makinzi đã trải qua vô số lần phẫu thuật, điều trị xạ trị, hóa trị không thành công. Nhưng khối u vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng quái ác hơn. Khối u đã làm biến dạng toàn bộ khuôn mặt của cô, làm thoái hóa chức năng của xương mũi và xương hàm, làm biến dạng mắt trái và cướp đi khứu giác của cô.
 

Khối u 2 kg mà Tambu phải mang trên mặt.

 
Trước khi đến Luân Đôn điều trị đầu năm nay, cô đã vượt qua một quãng đường tới 9.600 km từ thị trấn Cape tới đây, các chuyên gia đã thông báo rằng sự sống của cô chỉ kéo dài trong khoảng vài tháng nữa. Nếu không thực hiện một cuộc phẫu thuật chuyên môn phức tạp, cô ấy sẽ chết.
 
Tambu đến Luân Đôn và đã gặp được giáo sư Iain Hutchison. Ông là một bác sỹ phẫu thuật hàm mặt làm việc tại bệnh viện Barts ở Luân Đôn, hiện đang tiến hành một nghiên cứu từ thiện về chữa trị khuôn mặt. Đây là một dự án liên quan đến việc cứu chữa và phòng ngừa các căn bệnh trên khuôn mặt. Ông đã thành lập một nhóm gồm sáu bác sỹ phẫu thuật để tiến hành ca phẫu thuật cắt bỏ khối u cho Tambu.
 
Khối u đã làm biến dạng toàn bộ khuôn mặt của cô
 
Đầu tiên, họ cắt bỏ khối u nặng 2 kilogam đang gây áp lực lên não, mắt và mũi của cô. Sau đó, họ sử dụng cơ và xương sườn để tái tạo lại khuôn mặt ban đầu cho cô. Cuộc phẫu thuật đã kéo dài trong suốt hơn 24 giờ.
 
Sự sống của cô có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu cuộc phẫu thuật phức tạp này xuất hiện biến chứng.
 
Sau hơn 35 giờ trên bàn phẫu thuật, Tambu đã có được một diện mạo mới bằng việc sử dụng phần thịt từ chân của mình. Các bác sỹ phẫu thuật đã cố gắng để cứu chữa mắt phải của cô. Dù phải mất nhiều tháng để có thể trở lại bình thường nhưng Tambu giờ đang dần hồi phục và cô đang hạnh phúc khi còn cơ hội nhìn cô con gái Pearl lớn lên từng ngày.
 
Năm 2007, Tambu đã gặp được Peddy, người bạn đời của mình. Khi cặp đôi này chào đón Pearl, cô con gái đầu lòng, năm 2010, Tambu vẫn chưa hề có dấu hiệu nào của bệnh tật.
 
Trước ngày phẫu thuật với nhóm bác sỹ của giáo sư Hutchison, bà mẹ một con này đã ngủ ly bì suốt do kiệt sức khi phải mang khối u nặng tới gần 2 kilogam.
 
 

Hình ảnh cô Tambu sau phẫu thuật.

5 ngày sau đó, gia đình Tambu đã có tin tốt để chúc mừng.  Da đã dần liền lại. Và 3 tuần sau đó, tức là sau 9 tuần nằm viện, Tambu đã chuẩn bị xuất viện.

Tambu vui mừng chia sẻ: “Tôi vẫn còn hơi đau nhưng giờ đã tốt hơn rất nhiều rồi. Tôi có thể nhai, ăn thức ăn dù vẫn hơi đau một chút. Tôi đã có thể nói chuyện với chồng và con gái sau nhiều tháng. Tôi đã nhớ họ rất nhiều.”
 
Chồng của cô Peddy cũng chia sẻ: “Tôi đã có thể lần nữa trông thấy vẻ đẹp của vợ mình. Cô ấy vẫn là Tambu mà tôi đã gặp. Tôi là người đàn ông may mắn  nhất trong cuộc đời cô ấy. Cô ấy vẫn là người phụ nữ đẹp dù là về nội tâm hay ngoại hình.”
 
>> Linh chi 25 kg giá ước tính gần 1 tỷ USD
>> Mới phát hiện con lợn có thịt màu xanh da trời

Theo Minh Huyền (aFamily.vn/Trí Thức Trẻ)