Đời sống
23/07/2025 07:27Người đàn ông trẻ phát hiện mắc 2 bệnh ung thư từ một dấu hiệu vào buổi chiều
Anh T.M.C (36 tuổi, trú tại Hà Nội) đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khám trong tình trạng khó thở, sụt cân nhanh và sốt nhẹ về chiều. Các bác sĩ phát hiện anh có nhiều hạch bất thường ở cổ, ổ bụng, kèm theo tràn dịch màng phổi.
Anh C. được chuyển đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả chọc hút tế bào học từ tuyến giáp cho thấy nam bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú. Kết quả sinh thiết hạch cổ kết hợp nhuộm hóa mô miễn dịch tiếp tục phát hiện anh đồng thời mắc u lympho ác tính không Hodgkin dòng tế bào B lớn lan tỏa, giai đoạn III. Đây là trường hợp hiếm gặp khi bệnh nhân cùng lúc đối mặt với hai loại ung thư.
Trước tình trạng phức tạp, các bác sĩ quyết định ưu tiên điều trị u lympho ác tính không Hodgkin trước, do bệnh này tiến triển nhanh và nguy hiểm hơn.

Anh C. được chỉ định 6 chu kỳ hóa trị kết hợp thuốc điều trị đích. Sau 4 tháng, sức khỏe anh cải thiện rõ rệt, đủ điều kiện để chuyển sang điều trị ung thư tuyến giáp.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai), việc điều trị hai loại ung thư không thể thực hiện đồng thời. U lympho ác tính không Hodgkin cần được kiểm soát trước, vì phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng i-ốt phóng xạ (I-131) có thể gây ảnh hưởng bất lợi nếu áp dụng cùng lúc.
Sau khi hoàn thành 6 chu kỳ hóa trị, anh C. được đánh giá đã đáp ứng hoàn toàn với điều trị u lympho. Tiếp đó, anh trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, sử dụng I-131 và bổ sung hormone tuyến giáp thay thế để điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú. Hiện tại, anh vẫn được theo dõi định kỳ để kiểm tra cả hai bệnh ung thư, đảm bảo không tái phát.
Theo bác sĩ Phương, u lympho ác tính không Hodgkin là nhóm bệnh ung thư của hệ thống lympho, có thể xuất hiện ở hạch hoặc các cơ quan khác. Tại Việt Nam, bệnh này xếp thứ 13 về số ca mắc mới (khoảng 3.725 ca mỗi năm) và tử vong (khoảng 2.214 ca). Độ tuổi mắc bệnh phổ biến từ 45-55, nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ, hiếm gặp ở trẻ em. Trong khi đó, ung thư tuyến giáp là loại ung thư nội tiết phổ biến nhất, với xu hướng gia tăng.
Theo GLOBOCAN năm 2022, ung thư tuyến giáp đứng thứ 6 với 6.122 ca mắc mới tại Việt Nam, trong khi năm 2020 ung thư tuyến giáp đứng thứ 10 về số ca mắc mới. Cả nước ghi nhận 6.122 ca mắc mới, 858 ca tử vong.
Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt nhưng vẫn có nguy cơ tái phát trở lại sau khi bệnh nhân đã hoàn thành xong quá trình điều trị, ngay cả khi việc điều trị bệnh kết thúc từ 10 năm, hay 20 năm trước đó.
Ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ thông qua thăm khám định kỳ. Ở giai đoạn muộn hơn, triệu chứng thường gặp có thể kể đến như xuất hiện khối u vùng cổ di động theo nhịp nuốt; khàn tiếng, khó thở; nổi hạch cổ.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường như sụt cân, sốt kéo dài, xuất hiện hạch, đồng thời thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý nguy hiểm.
Tin cùng chuyên mục








-
Bị chia tay, vác súng tới nhà bạn gái cũ bắn trọng thương tình địch (23/07)
-
U23 Việt Nam: Nỗi lo với ông Kim Sang-sik đằng sau một trận thắng (23/07)
-
Hộ chiếu Việt Nam thăng hạng 7 bậc (23/07)
-
Triệt phá đường đây mua bán, tổ chức sử dụng ma túy do nhà thiết kế Nguyễn Công Trí và đồng phạm thực hiện (23/07)
-
Chuyện tình yêu xa ngọt ngào của Bốp và bạn gái (23/07)
-
Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng mạnh thành bão di chuyển bất ngờ (23/07)
-
Nóng: Vingroup chính thức gửi đề xuất đến Hà Nội, tung một loạt chính sách chưa từng có để hỗ trợ chuyển đổi xe xăng sang xe điện (23/07)
-
Ô tô Peugeot 3008 phát hỏa khi vừa khởi động, cháy lan sang xe bên cạnh (23/07)
-
Thiếu niên 14 tuổi ở Bắc Ninh bị đâm chết (23/07)
-
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội công bố điểm sàn tuyển sinh năm 2025 (23/07)
Bài đọc nhiều



