Đời sống
08/06/2016 08:35Nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ 5/5
Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ như thế nào? Tại sao lại gọi là ngày Tết Đoan Ngọ?,... chắc hẳn là những câu hỏi nhiều người quan tâm.
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên và Việt Nam.
Ở Việt Nam, dân gian còn gọi ngày Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
![]() |
Rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh minh họa. |
Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam
Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch.
Người dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây, sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục.
Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.
Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi là "Tết Đoan Ngọ", vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
![]() |
Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và miền Nam Việt Nam. |
Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được được coi là Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.
Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp đầm ấm.
Ngoài ra, ngày Đoan Ngọ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng, đồng thời để cầu bình an.
![]() |
Món ăn đặc biệt trong ngày Tết Đoan Ngọ
Bánh tro đã trở thành món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Miền Nam Việt Nam.
Ở miền Bắc, ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt.
Ngoài ra, rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong ngày Tết này.
Nhiều người quan niệm rằng, ngày Tết Đoan Ngọ, đúng vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày 5/5 Âm lịch, khi ăn những món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ, giun sán trong người sẽ bị chết hết.
Theo Thi Ân (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Tuyên án 35 bị cáo trong vụ hỗn chiến khiến 3 thanh niên tử vong ở đường Láng (18/07)
-
Ca sĩ Tuấn Hưng bất ngờ cạo trọc đầu (18/07)
-
MU đạt thỏa thuận chiêu mộ Mbeumo giá 71 triệu bảng (18/07)
-
Sự thật về những cuộc gọi đầu 00 và mã vùng không phải 84: Công an cảnh báo không được làm thao tác này (18/07)
-
Có nên tắt điều hòa khi ra ngoài 30 phút? Tưởng đơn giản nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời (18/07)
-
Chuyện tình của nam nghệ sĩ đình đám và vợ 2 trẻ đẹp, kém 37 tuổi, có 1 con riêng (18/07)
-
Bão Wipha có nhiều nét tương đồng Yagi, đổ bộ với cấp độ mạnh (18/07)
-
Clip rước dâu chỉ mất 30 giây ở Bắc Ninh: Bố mẹ sút 3kg khi biết tin con gái yêu anh hàng xóm (18/07)
-
Tin mới về đợt mưa to đến rất to, kéo dài nhiều ngày liên tiếp ở miền Bắc (18/07)
-
Một địa phương Việt Nam lên kế hoạch dời gần 40.000 căn nhà (18/07)
Bài đọc nhiều




