Công nghệ

Chuyện gì xảy ra nếu bạn từ chối mở khóa điện thoại cho nhân viên hải quan Mỹ?

Câu trả lời ngắn gọn là: thiết bị của bạn sẽ bị tịch thu, bạn sẽ bị giam giữ, mặc dù không ai biết rõ chính xác là trong vòng bao lâu và có thể bị phạt tới 1.000 USD.

Câu trả lời ngắn gọn là: thiết bị của bạn sẽ bị tịch thu, bạn sẽ bị giam giữ, mặc dù không ai biết rõ chính xác là trong vòng bao lâu và có thể bị phạt tới 1.000 USD.
 

Nhân viên NASA, anh Sidd Bikkannavar buộc phải trao chiếc điện thoại do NASA cấp cho các nhân viên của cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) và thậm chí còn phải cung cấp mật khẩu mở khóa chiếc điện thoại.

Hãy thử tưởng tượng bạn tới biên giới Mỹ và một nhân viên hải quan yêu cầu bạn mở khóa các thiết bị điện tử rồi kiểm tra chúng. Bạn, một người luôn lo ngại về quyền riêng tư, quyết định từ chối giao mật khẩu. Hậu quả của việc từ chối mở khóa là như thế nào? Chuyện gì sẽ xảy ra với thiết bị của bạn? Và CBP có thể giữ bạn lại bao lâu nếu bạn từ chối tuân theo yêu cầu?

Trang ArsTechnicia đã trò chuyện cùng một số chuyên gia pháp lý và liên lạc với cả CBP, câu trả lời ngắn gọn là: thiết bị của bạn sẽ bị tịch thu và bạn sẽ bị giam giữ, mặc dù không ai biết rõ chính xác là trong vòng bao lâu.

Một phát ngôn viên không cho biết tên của CBP trong ngày thứ 3 (14/2) đã chia sẻ với trang The New York Times rằng việc lục soát các thiết bị điện tử là cực kỳ hiếm xảy ra. Ông cho biết có 4.444 chiếc điện thoại và 320 thiết bị điện tử khác đã bị lục soát từ năm 2015, cụ thể là chiếm tỷ lệ 0.00012% trong số 383 triệu người tới các sân bay (giả sử tất cả mọi người đều sở hữu một thiết bị).

Bao lâu là quá lâu?

Theo một tài liệu công khai gần đây nhất liên quan đến chủ đề này ra hồi tháng 8/2009, Bộ An ninh Nội địa đã ban hành một văn bản với tựa đề “Đánh giá ảnh hưởng của quyền riêng tư đến việc lục soát các thiêt bị điện tử tại biên giới”. Văn bản này cho biết: “Đối với CBP, việc giữ lại thiết bị thông thường không được quá năm (5) ngày, trừ khi có tình tiết giảm nhẹ".

Chính sách này cũng cho biết CBP hay Lực lượng Quản lý Nhập cư và Hải quan “có thể yêu cầu trợ giúp kỹ thuật, bao gồm cả việc dịch và mở khóa”, trích trong luật liên ban Bộ luật 19 Mỹ, Mục 507. Một văn bản có liên quan khác cũng cho biết “các nhân viên có thể tìm kiếm sự trợ giúp này mà có hoặc không có sự nghi ngờ của cá nhân”. Từ chối tuân theo quy định này là “phạm tội nhỏ và phải bị phạt không quá 1.000 USD”. Quy định không nhắc đến thời gian có thể bị tạm giữ ở sân bay.

Luật sư Brian Owsle kiêm giảng viên Đại học North Texas cho biết ông cho rằng thời gian giam giữ “không quá 36 tiếng”.

“Đối với công dân Mỹ, CBP sẽ phải để cho họ quay lại quốc gia. Họ không thể bị giam giữ chỉ vì từ chối mở khóa thiết bị. Họ có thể bị giam giữ nhiều giờ, thu giữ chiếc điện thoại trong vòng nhiều tuần hoặc tháng”, Nathan Freed Wessler, thuật sư của Liên đoàn Tự do Công dân Mỹ chia sẻ với trang Ars.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên các công dân Mỹ bị giữ ở sân bay và lục soát các thiết bị điện tử.

Năm 2010, anh David House, nhà sáng lập công ty Bradley Manning Support Network đã bị buộc giao các thiết bị điện tử của mình khi đang trong một chuyến bay từ Mexico tới Chicago. Hai nhân viên Bộ An ninh Nội địa thẩm vấn anh về các hoạt động chính trị của Manning Network.

Anh cũng bị yêu cầu giao mật khẩu mở khóa thiết bị và đã từ chối. Khi các thiết bị này không được trả lại cho anh ngay lập tức, anh đã kiện Bộ An ninh Nội địa. Vụ việc được dàn xếp năm 2013.

Theo Lê Kiên (Ictnews.vn)