Kinh tế

Lãnh đạo Formosa là ai?

Hiện tại, quyền điều hành Formosa Plastics Group vẫn nằm trong tay nhà họ Wang. Tuy nhiên, chủ tịch tập đoàn là Jason Lin.

Hiện tại, quyền điều hành Formosa Plastics Group vẫn nằm trong tay nhà họ Wang. Tuy nhiên, chủ tịch tập đoàn là Jason Lin.

Wang Yung Ching trải qua 3 đời vợ với 10 người con. Trong đó, Cher Wang, một trong những người con của Yung Ching, là người thành công nhất khi sáng lập ra hãng High Tech Computers (HTC) và VIA Technologies. Năm 2011, tạp chí Forbes ước tính tài sản ròng của bà là 8,8 tỷ USD và là người giàu nhất Đài Loan.

Wang Yung Tsai có 8 người con với 2 đời vợ. Ông trở thành lãnh đạo của tập đoàn khi anh trai nghỉ hưu vào năm 2002. 4 năm sau, Yung Tsai cũng rời khỏi Formosa và giao quyền điều hành cho 7 người, gồm con trai William Wang và Wilfred Wang, con gái của anh trai Susan Wang và Sandy Wang. Năm 2014, ông xếp thứ 12 trong số những người giàu nhất Đài Loan do Forbes bình chọn.

Yung Ching qua đời vào ngày 15/5/2008 tại nhà riêng ở thành phố Short Hills, bang New Jersey, Mỹ, hưởng thọ 91 tuổi. Trong khi đó, em trai ông qua đời vào ngày 27/11/2014, hưởng thọ 93 tuổi.

Formosa la ai? hinh anh 1
Jason Lin, Chủ tịch của Formosa Plastics Group. Ảnh: Reuters

Hiện tại, quyền điều hành Formosa Plastics Group vẫn nằm trong tay nhà họ Wang. Tuy nhiên, chủ tịch tập đoàn là Jason Lin.

Vươn lên thành ông lớn

Năm 1953, sau khi Ủy ban An ninh Kinh tế Đài Loan ra kế hoạch ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp trọng yếu, Yung Ching quyết định dấn thân vào một ngành duy nhất chưa ai dám đầu tư: sản xuất nhựa tổng hợp PVC.

Ngày 26/7/1954, Formosa Plastics Group được thành lập với tên gọi Formosa Plastic Company, chuyên sản xuất nhựa PVC với công suất 4 tấn một ngày bằng số vốn 5 triệu đô la Đài Loan. Sau đó, chính phủ hỗ trợ công ty thông qua một gói vay viện trợ ưu đãi từ Mỹ. Nhà máy PVC hoàn thành, tại thành phố Cao Hùng, và chạy thử nghiệm lần đầu vào tháng 4/1957.

Từ một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh nhựa, Formosa Plastics Group phát triển thành mạng lưới với hàng trăm công ty con. 4 đơn vị lớn nhất bao gồm Formosa Plastics Corp, Na Ya Plastics, Formosa Petrochemical, Formosa Chemicals & Fibre.

Theo xếp hạng của Forbes, cả 4 công ty lớn nhất của tập đoàn đều nằm trong top 1.000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới năm 2015 với tổng doanh thu hơn 60 tỷ USD và vốn hóa thị trường gần 70 tỷ USD.

Ngoài nhựa và các sản phẩm hóa dầu, tập đoàn còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như thép, dệt may, mỹ phẩm, sinh học và điện tử. Phạm vi hoạt động cũng vươn xa ra nước ngoài.

Năm 1978, Formosa xâm nhập thị trường Mỹ và lập nhà máy sản xuất cách trụ sở chính nửa vòng trái đất. Từ công ty con ban đầu trên đất Mỹ, Formosa đã có 4 công ty nhỏ hơn chuyên về hóa chất và hóa dầu ở các bang Delaware, Illinois, Louisiana và Texas.

Tại Mỹ, Formosa sở hữu hơn 200 giếng dầu và khu đất giàu khí đốt tự nhiên, các đường ống, cơ sở sản xuất và nhà máy hóa dầu. Tại Trung Quốc, họ có một nhà máy điện ở thành phố Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến và hơn 40 nhà máy khác trên cả nước.

Những năm đầu 2010, tập đoàn trở thành nhà đầu tư chính của Tổng công ty Thép Formosa Hà Tĩnh, một nhà sản xuất sắt và thép lớn ở Việt Nam.

Tội đồ với môi trường

Formosa la ai? hinh anh 2
Sau sự kiện cá chết dọc các tỉnh miền trung Việt Nam, nhiều ngư dân rơi vào cảnh thất nghiệp. Ảnh: Zing.vn

Tuy góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế các vùng nhưng Formosa những vụ tàn phá môi trường của Formosa rất nghiêm trọng. Năm 2009, Ethecon, một tổ chức vì môi trường của Đức, trao tặng danh hiệu "Hành tinh Đen" cho tập đoàn này.

"Formosa Plastic Group hành động chỉ nhằm lợi ích riêng. Điều này không chỉ đe doạ đến hòa bình và nhân quyền mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái và loài người nói chung", Ethecon nhận định.

Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, Formosa xả 63 tấn ethylene dichloride vào khu vực dân cư tại bang Texas. Tính riêng năm 1990, 54 trường hợp tại Mỹ uống nước nhiễm độc do Formosa gây ra.

Năm 1998, tại Campuchia, Formosa cố gắng xả khoảng 5.000 tấn chất thải, bao gồm 3.000 tấn có nhiễm thủy ngân tại thành phố cảng Sihanoukville. Theo Phnom Penh Post, quá trình điều tra cho thấy khối chất thải mà Formosa bỏ ở Sihanoukville có nồng độ thủy ngân vượt quá mức giới hạn an toàn đến 20.000 lần. Ngoài ra, các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm.

Năm 2004, nhà máy của tập đoàn tại thành phố Illinois, Mỹ phát nổ khiến 6 công nhân thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Vụ nổ khiến đất, nước và không khí trong khu vực bị ô nhiễm. Toàn bộ cư dân quanh vùng phải di tản.

Năm 2009, các nhà khoa học tại bang Texas, Mỹ cho biết, nồng độ chất độc trong đất và không khí xung quanh nhà máy của Formosa ở mức cao, gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh: bò giảm cân, bê non sinh ra dị dạng và tỷ lệ thụ thai của gia súc giảm.

Năm 2016, tại Việt Nam, nhà máy thép của Formosa xả thải vào vùng biển Vũng Áng khiến cá biển dọc các tỉnh miền Trung chết hàng loạt.

Ngoài ra, những công nhân tại Mỹ của tập đoàn này cũng tố cáo môi trường công việc không đảm bảo khiến họ mắc nhiều căn bệnh trong quá trình làm việc.
 

Theo K.Ngân (Zing.vn)