Kinh tế
22/07/2015 10:23Sao chỉ người dân đóng quỹ bình ổn giá xăng?
Nhiều người tiêu dùng bày tỏ sự băn khoăn với mức giảm chỉ 260 đồng/lít xăng vào ngày 20/7. Tại sao giá xăng luôn tăng nhanh, giảm nhỏ giọt, còn doanh nghiệp xăng dầu lãi khủng.
![]() |
Tại sao giá xăng luôn tăng nhanh, giảm nhỏ giọt, còn doanh nghiệp xăng dầu lãi khủng? |
Sao chỉ người dân đóng, doanh nghiệp thì không?
Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ (TS) Ngô Trí Long chỉ ra một bất cập hiện nay, là quỹ bình ổn chỉ do người tiêu dùng đóng góp, trong khi doanh nghiệp thì không.
Ông Long cho rằng, để tạo ra sự công bằng, minh bạch với người tiêu dùng, thì đơn vị điều hành cũng phải quy định doanh nghiệp có phần đóng góp vào quỹ bình ổn từ lợi nhuận của mình.
TS Ngô Trí Long phân tích, với mức lợi nhuận bình ổn 300 đồng/lít xăng như hiện nay thì doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không bao giờ lỗ.
“Trong nền kinh tế thị trường sao lại có những doanh nghiệp lúc nào cũng chắc chắn lời như thế? Và tại sao chỉ người tiêu dùng đóng góp trong khi người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cùng là hai đối tác trên thương trường?”, TS Ngô Trí Long đặt câu hỏi.
Một vấn đề khác, theo TS Ngô Trí Long, trong khi người tiêu dùng còn khó khăn thì nên giảm mạnh chứ không phải “khóa van” quỹ bình ổn như hiện nay.
![]() |
Với mức lợi nhuận bình ổn 300 đồng/lít xăng như hiện nay thì doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không bao giờ lỗ. |
“Khi tăng thì tăng cao hơn hoặc tăng tương xứng giá thế giới, nhưng khi giảm thì không bao giờ giảm tương xứng”, TS Ngô Trí Long nhận định.
Nên bỏ hẳn quỹ bình ổn?
Trao đổi với PV, Phó giáo sư (PGS), TS Nguyễn Minh Phong, Giảng viên ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) cho rằng, có sự không rành mạch giữa các yếu tố cấu thành giá cơ sở.
Giá cơ sở không chỉ được cấu thành từ giá nhập khẩu, mà còn có thêm các loại thuế, phí, quỹ bình ổn, lợi nhuận định mức.
“Do vậy, kể cả giá xăng dầu nhập khẩu xuống thấp mà những chi phí khác điều chỉnh lên thì giá bán đến tay người dùng vẫn tăng”, ông Phong nói.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Minh Phong cho rằng, nên bỏ quỹ bình ổn xăng dầu vì nó không có tác dụng và làm nhiễu thị trường. |
Về quỹ bình ổn xăng dầu, PGS.TS Nguyễn Minh Phong cho biết: "Nên bỏ từ lâu mới đúng, vì là tiền của dân mà dân chẳng được lợi gì”.
Ông Phong phân tích, về bản chất, quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người dân đóng vào để “lúc giá xăng thấp thì họ phải mua với giá cao, và khi giá cao thì được hạ xuống một tí”.
Sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung để hài hòa lợi ích Nhà nước - người dân - doanh nghiệp
Trong phiên chất vấn ngày 11/6/2015, một đại biểu quốc hội đã đặt vấn đề về sự bất hợp lý cần phải thay đổi để minh bạch hơn, công bằng hơn, để đảm bảo hài lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cơ chế giá xăng dầu hiện nay.
Trả lời, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, điều hành giá xăng dầu bao giờ cũng phải kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Theo bộ trưởng Hoàng, Nghị định 83 được thực hiện từ tháng 11/2014, bên cạnh những mặt tốt thì vẫn còn những điểm cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh, trong đó có cả vấn đề xác định giá cơ sở, trong giá cơ sở có chi phí định mức và lợi nhuận định mức.
“Tôi xin được tiếp thu ý kiến của đại biểu và sẽ cùng với Bộ Tài chính trong quá trình điều hành giá xăng dầu sẽ phát hiện và đề xuất với Chính phủ những bất cập, để nếu cần thiết thì có sự bổ sung, sửa đổi, để đáp ứng được mục tiêu như đại biểu đã nêu là kết hợp hài hòa ba lợi ích”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Người tiêu dùng... phát khùng vì giá? Độc giả Việt Hưng viết: “Giá xăng dầu thế giới hạ, Việt Nam cứ treo đó không hạ, có hạ cũng chỉ 100, 200 đồng. Xăng dầu thế giới tăng, nước ta tăng theo 2.000, 3.000, 4.000 đồng. Doanh nghiệp xăng dầu làm ăn kiểu vậy sao không lãi lớn, đưa giá nào Bộ Công thương kiểm tra cũng hợp lí thôi!”. Một bạn đọc khác cho rằng: “Xăng dầu lúc nào không lãi khủng, người tiêu dùng lâu lâu phát khùng vì giá tăng! Các con số lãi công bố chỉ là nhỏ, con số lãi thực sự không chừng lớn lắm”. Bạn đọc Nam Anh nói: “Quỹ bình ổn xăng dầu; giá bình quân 15 ngày,...có phải đang làm cho việc quản lý khó khăn và thiếu minh bạch, đi ngược với xu hướng thế giới ? Những khoản tiền này trước giờ đều do người tiêu dùng chi trả, thiệt cũng là người dân chúng tôi. Kinh doanh xăng dầu lời thì các vị hưởng, lời 1.105 đồng/lít mà”. Trước đó, trả lời báo Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Hồng Nga, Phó khoa Kinh tế Đại học Kinh tế - Luật TP HCM cho rằng, doanh nghiệp xăng dầu đạt lãi suất hơn 5%. Với vòng quay giả định chu kỳ là một tháng, kinh doanh xăng dầu có lãi tới 60% một năm bằng cách tính thông thường. Để so sánh, lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng trong thời điểm kinh tế diễn biến tốt cũng chỉ tầm 30%, các ngành sản xuất kinh doanh khác tầm 10 - 20%”. |
>> Tăng “khủng”, giảm “nhỏ giọt”: Điều hành giá xăng dầu bất công!
Theo Võ Hương - Trà My - Tài Phong (Tuổi Trẻ)
Tin cùng chuyên mục








-
Nữ diễn viên ngoài đời là "tiểu tam" bị ghét bậc nhất, lên phim là tiểu thư kinh điển, đẹp ma mị khó ai sánh bằng (13/07)
-
"Hot girl" nổi tiếng Ngân Baby vừa bị tạm giữ là ai? (13/07)
-
Truy tìm ‘Trung cá chép’, kẻ đánh người để livestream câu like (13/07)
-
Sao Malaysia lớn giọng, gián tiếp “tuyên chiến” U23 Việt Nam (13/07)
-
Kẻ sát hại mẹ vợ bị bắt khi lẩn trốn sang Campuchia (13/07)
-
1 dấu hiệu báo động bệnh ung thư chỉ có thể phát hiện vào ban đêm (13/07)
-
Lập trình viên quê Phú Thọ suy thận nặng, 2 quả thận lúc nhúc hàng trăm viên sỏi: Bác sĩ tóm gọn bằng 6 chữ ‘chí mạng’ (13/07)
-
Nữ nghệ sĩ đình đám phải rời showbiz vì clip chấn động, U50 lẻ bóng, không con cái ở xứ người (13/07)
-
Ông bà dặn: "Cửa chính không đối diện 3, cửa sổ không đối diện 4", ý nghĩa sâu xa không phải ai cũng biết (13/07)
-
Cảnh sát hình sự thụ lý vụ TikToker Hà List bị chém gần đứt lìa bàn tay (13/07)
Bài đọc nhiều




