Kinh tế
23/06/2025 20:46Vì sao Việt Nam ồ ạt nhập khẩu dừa?
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2025, nhập khẩu quả và quả hạch của Việt Nam 516,6 triệu USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, dừa là 1 trong 2 mặt hàng có giá trị nhập khẩu tăng đến 4 con số.
Cụ thể, trong tháng 4, các doanh nghiệp đã nhập gần 2,5 triệu USD dừa, tăng 529% so với tháng 4-2024. Lũy kế 4 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã nhập lượng dừa trị giá 7,2 triệu USD, tăng 1.030% cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, tính đến quý I/2025, xuất khẩu dừa đạt 51,2 triệu USD, tăng 12,9% so với quý I/2024.
Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HDDQT Công ty CP thực phẩm G.C (GC Food), chuyên về các sản phẩm từ nha đam và thạch dừa, thông tin từ đầu năm 2025, giá nước dừa khô tăng liên tục, đỉnh điểm cao gấp 2 so với năm 2024. Hiện tại, giá nguyên liệu này hạ nhiệt so với đỉnh 10-20%, tức vẫn cao hơn nhiều so với các năm.
Vừa qua, ông có tham gia hội chợ tại Indonesia và được nhiều nhà cung cấp mời nhập khẩu dừa khô. Qua khảo sát, giá dừa từ nguồn cung này thấp hơn trong nước từ 20-30% với chất lượng tương đương.
"Dù vậy, GC Food chưa nhập khẩu vì chỉ dùng nước dừa khô, không dùng cơm dừa khô nên không tối ưu được chỉ phí. Ngoài ra, dừa khô vận chuyển xa cũng dễ giảm chất lượng nên cần đơn vị chuyên nghiệp thực hiện để hạn chế rủi ro" – ông Thứ thông tin.

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam, xác nhận tình trạng nhập khẩu dừa đột biến trong các tháng đầu năm và mặt hàng chủ lực là dừa nguyên liệu, hay còn gọi là dừa khô với nguồn nhập chủ yếu từ Indonesia.
Nguyên nhân, ngành dừa nguyên liệu của Việt Nam bị mất mùa chưa từng có và kéo dài 4 tháng trong khi mọi năm chỉ hụt khoảng 1 tháng do ảnh hưởng hạn, mặn. Giá dừa khô đã lên đỉnh lịch sử khi mức bình quân lên đến 19.000 đồng/quả và hiện nay đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao.
Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ lại tăng mạnh gồm xuất khẩu thô sang Thái Lan và nhu cầu chế biến của các nhà máy trong nước tăng cao khi có thêm nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động.
Đánh thuế xuất khẩu dừa thô
Để khắc phục tình trạng này, Hiệp hội Dừa Việt Nam đang đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu các giải pháp để cây dừa thích ứng với biến đổi khí hậu như sản phẩm hỗ trợ trổ bông, quy trình canh tác mới,…
Ngoài ra, Hiệp hội này cũng kiến nghị đánh thuế xuất khẩu dừa thô để hỗ trợ các nhà máy chế biến. Trong khu vực Đông Nam Á, Philippines và Malaysia đã cấm cấm xuất khẩu dừa thô vì lý do này.
Theo Ngọc Ánh (Nld.com.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Trao Huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho thanh niên cứu 4 người trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long (21/07)
-
2 loại rau dễ "ngậm" thuốc trừ sâu, cái số 1 nhiều người mê tít (21/07)
-
Hà Nội trước giờ bão số 3: Nhiều công ty cho nhân viên làm online, dân văn phòng tranh thủ tan làm sớm né mưa giông (21/07)
-
Báo Malaysia thừa nhận “sự thật tàn khốc”, chỉ ra sự tan vỡ trong lòng bóng đá Malaysia (21/07)
-
Chuyện tình của nam NSND U70 vừa được bạn gái kém 36 tuổi cầu hôn bất chấp đàm tiếu (21/07)
-
Cận cảnh sức tàn phá của bão Wipha khi đổ bộ Trung Quốc (21/07)
-
Bão Wipha sắp đổ bộ, EVN Hà Nội ra khuyến cáo quan trọng: Tuyệt đối không làm 2 điều sau! (21/07)
-
Hà Nội nằm trong vùng trọng tâm mưa lớn do bão Wipha: 11 điều cần làm ngay (21/07)
-
Bão số 3 vừa tăng thêm 1 cấp, chỉ còn cách Quảng Ninh hơn 100km, mưa rất to từ đêm nay (21/07)
-
Thái Thùy Linh xin lỗi vì đăng tin sai lệch vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long (21/07)
Bài đọc nhiều




