Lối Sống

10 loại thuốc có khả năng gây tử vong nếu uống sau khi ăn bưởi

Bưởi là loại quả có hương vị thanh mát, ngon ngọt được nhiều người yêu thích nhất là khi trung thu sắp đến. Tuy nhiên, bác sĩ thận học Chen Youchen cảnh báo nên cẩn thận về sự tương tác giữa bưởi và một số loại thuốc. 

Bác sĩ Chen cho hay, một số người lầm tưởng rằng chỉ cần uống "cách nhau 2 tiếng" thì an toàn nhưng thực chất nó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thuốc tới 72 giờ. 

Theo bác sĩ Chen Youchen, bưởi chứa nhiều chất dinh dưỡng quý báu, bao gồm vitamin C, ion kali, canxi, phốt pho, và nhiều chất khác. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong bưởi gấp 1,5 lần so với chanh, giúp cung cấp lượng dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, bác sĩ cũng cảnh báo về hàm lượng ion kali trong bưởi, mỗi 100 gram tương đương 5 miếng bưởi chứa 132,3 mg ion kali. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người có vấn đề về thận, vì ion kali quá mức có thể gây hại cho sức khỏe.

Bưởi cũng chứa một chất gọi là furanocoumarin, chất này sẽ ức chế các enzyme chuyển hóa ở ruột non và gan, dẫn đến giảm chuyển hóa thuốc và tăng nồng độ trong máu. hơn nữa, furanocoumarin cũng ức chế P-glycoprotein trong ruột khiến thuốc không thể đào thải ra khỏi cơ thể. Kết quả là nồng độ thuốc trong cơ thể quá cao, tác dụng phụ sẽ xảy ra trong thời gian dài gây nguy hiểm đến tính mạng. 

10 loại thuốc có khả năng gây tử vong nếu uống sau khi ăn bưởi

Chen Youchen cũng đã phân loại ra 10 loại thuốc chính thường tương tác với bưởi và nước ép bưởi, bao gồm:

- Thuốc chống đông máu,

- Thuốc chống tiểu cầu,

- Thuốc chống loạn nhịp tim,

- Thuốc hạ huyết áp,

- Thuốc hạ đường huyết,

- Thuốc an thần và thuốc ngủ, 

- Thuốc ức chế miễn dịch,

- Thuốc chống động kinh,

- Thuốc phì đại tuyến tiền liệt,

- Thuốc kích thích nhu động ruột.

Trả lời câu hỏi: “Ăn bưởi và uống thuốc cách nhau 2 giờ có an toàn không?”, Bác sĩ Chen Youchen giải thích rằng ăn bưởi hoặc uống nước bưởi có thể ức chế chuyển hóa thuốc trong vài giờ, thậm chí 2 hoặc 3 ngày. Vì vậy, ngay cả khi bạn uống thuốc cách nhau 2 giờ, vẫn có thể xảy ra hiện tượng này.

Ông trích dẫn nghiên cứu cho biết uống một ly nước ép bưởi 240ml ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thuốc tới 72 giờ. Vì lý do an toàn, thời gian trống giữa ăn bưởi và uống thuốc càng xa càng tốt. Nếu thực sự uống ăn bưởi, vì sự tương tác liên quan giữa 'liều lượng' thuốc và bưởi, bạn chỉ nên ăn một ít. Luôn thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế của bạn trước khi ăn bưởi nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào trong danh sách tương tác. Sự cẩn thận này có thể giữ cho bạn khỏi nguy cơ tác dụng phụ và giúp bảo vệ tính mạng của bạn.

HL (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/10-loai-thuoc-co-kha-nang-gay-tu-vong-neu-uong-sau-khi-an-buoi-d183808.html