Pháp luật
14/02/2023 22:39Tặng người thương những bó 'hoa tiền', coi chừng vi phạm pháp luật
Những năm gần đây, việc tặng hoa làm từ các tờ tiền với nhiều mệnh giá khác nhau trong các ngày Lễ, sinh nhật,… đang trở nên “hot”. Nhiều người cho rằng, việc làm hoa từ tiền thật vừa đẹp lại vừa có giá trị kinh tế, do đó tặng hoa từ tiền thật trở nên phổ biến là điều dễ hiểu.
Theo đó, các bó hoa này được làm từ các đồng có mệnh giá từ nhỏ đến lớn với chất liệu bằng tiền giấy hoặc tiền Polime. Những tờ tiền mới được dán băng dính vào que và cuộn tròn lại để sau đó xếp lại thành bó hoa tiền đẹp mắt.

Tuy nhiên, việc sử dụng tiền để làm hoa đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, đặc biệt lưu ý đối với các hành vi gây hư hỏng, làm rách khiến cho tiền không có giá trị lưu thông hay khó khăn trong việc kiểm, đếm.
Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 2 Điều 3 Quyết định số 130/2003/QĐ-TTg nhấn mạnh nghiêm cấm hành vi huỷ hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào. Theo đó, có thể hiểu hành vi hủy hoại tiền là các hành vi được thực hiện một cách cố ý như: Xé, cắt, đốt, vò nát, tẩy xóa tiền,...
Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cấm làm hoa bằng tiền Việt Nam, tuy nhiên nếu trong quá trình làm hoa bằng tiền mà phải cắt, xé, đâm, chọc,… dẫn đến việc tiền Việt Nam bị hủy hoại thì đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Thượng tá Huỳnh Sĩ Hiền, Phó trưởng Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Trong quá trình kết hoa, nếu sử dụng vật nhọn và những chất bám dính cao như keo dán sắt sẽ dẫn đến rách, biến dạng và ảnh hưởng việc lưu thông tiền tệ”.
Anh Trần Hữu Lộc, người có nhiều năm làm hoa tiền cho hay, trong quá trình làm hoa tiền, khách hàng muốn dính tốt hơn, để lâu hơn nên người bán phải sử dụng keo dính tốt nhưng về sau có bất tiện là khi gỡ ra thì tiền dễ bị rách.
Hành vi hủy hoại tiền bị xử lý thế nào?
Trường hợp cố ý hủy hoại tiền để làm bó hoa bằng tiền bị xem là hành vi vi phạm luật. Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam bị xử lý như sau:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
…
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Như vậy, hành vi cố ý hủy hoại tiền có thể bị xử phạt từ 10 - 15 triệu đồng, bị tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm để giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
(Tổng hợp)
Biên Thùy (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Ông Trump công bố mức thuế 30% với hàng hóa nhập từ EU và Mexico (12/07)
-
Lịch công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 CHÍNH XÁC nhất (12/07)
-
1 Em Xinh bị tố được NSX thiên vị đổi kết quả, "dọn đường" lộ liễu để debut? (12/07)
-
Dân đầu cơ "ôm" Labubu đã khóc: Từng bán được gấp đôi gấp ba giá gốc, giờ đây chỉ có thể tự trưng trong góc nhà (12/07)
-
Nữ thần Hàn Quốc nhảy "See tình", nói "đỉnh nóc kịch trần" (12/07)
-
Apple thông báo tuyển dụng kỷ lục tại Việt Nam: 62 vị trí trải dài từ Bắc vào Nam (12/07)
-
Đà Nẵng đánh giá cán bộ, công chức bằng KPI (12/07)
-
Hà Nội: Xe máy chạy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ tháng 7-2026 (12/07)
-
Tiktoker có tiếng ở Thái Nguyên bị chém đứt bàn tay trên đường (12/07)
-
Danh tính cô gái liên tục đập bàn ghế, phá cây ATM giữa phố: Có nhiều phát ngôn gây sốc (12/07)
Bài đọc nhiều




