Thế giới

Bước tiến mới trong việc khống chế căn bệnh có thể khiến 13,8 triệu người tử vong

Một nghiên cứu mới đã xác định được protein Amyloid Beta là tác nhân gây độc cho hệ thần kinh khi nó thâm nhập được vào não của người mắc bệnhAlzheimer. Căn bệnh này sẽ khiến 13,8 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng có thểdẫn tới tử vong vào năm 2050.

Một nghiên cứu mới đã xác định được protein Amyloid Beta là tác nhân gây độc cho hệ thần kinh khi nó thâm nhập được vào não của người mắc bệnhAlzheimer. Căn bệnh này sẽ khiến 13,8 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng có thể dẫn tới tử vong vào năm 2050.

Protein Amyloid Beta cản trở sự ráp nối giữa những tế bào bị đứt gãy, khiếncác tế bào khó hồi phục. Ngoài ra, những mảnh vỡ để lại của protein bám vàothành tế bào khiến não bị sụt giảm mạnh mẽ chức năng của mình.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đến từ Đại học Washington ở thànhphố St. Louis, bang Missouri cùng các cộng tác viên từ Đức, đã cho thấy rõcách protein Amyloid Beta thay đổi cấu trúc của nó để dễ dàng chui vào cáctế bào thần kinh.

Bước tiến mới trong việc khống chế căn bệnh có thể khiến 13,8 triệu người tử vong - 1
Các protein Amyloid Beta đang xâm nhập và chiếm quyền kiểm soát các ti thểcủa tế bào thần kinh. Ảnh: Đại học Washington.

Tuy nhiên, việc protein này gây nhiễm độc vẫn còn là một câu hỏi gây tranhcãi. Các nhà khoa học cho rằng protein này cản trở chức năng của ti thể tếbào thần kinh (là những nhà máy cấp năng lượng cho tế bào), cắt đứt nguồnnăng lượng và dẫn đến cái chết của những tế bào.

Sau khi biết được cách protein xâm nhập được vào tế bào, các nhà khoa họctìm hiểu sự tương tác giữa Amyloid Beta và ti thể, xem chúng sẽ hành độngnhư thế nào, xóa bỏ hay thu thập thêm. Việc biết thêm cách protein nàytương tác với tế bào, sẽ giúp chúng ta ngăn chặn được và chữa được các bệnhnhân trong tương lai.

Theo Hiệp hội Alzheimer, bệnh Alzheimer là nguyên nhân đứng thứ 6 khiếnngười Mỹ phải tử vong. Nếu không có những bước đột phá y tế kịp thời, ướctính có đến 13,8 triệu người Mỹ từ 65 tuổi trở lên phải chịu ảnh hưởng vàdẫn đến tử vong bởi căn bệnh này vào năm 2050.

Với những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học, những căn bệnh khó chữanhư Alzheimer sẽ không còn là mối bận tâm nữa. Chúng ta đã bước được mộtbước trong công cuộc ngăn chặn nó, hãy lạc quan và quên nó đi.

Theo Quang Niên (Khampha.vn)