Thế giới
24/02/2023 09:35Cô gái bị sa thải vì quá béo không mặc vừa đồng phục công ty

Người phụ nữ họ Thiên, đến từ tỉnh Cát Lâm, miền Đông Bắc Trung Quốc đã tố cáo bệnh viện nha khoa nơi mình làm việc có sự phân biệt đối xử về ngoại hình và sa thải cô sau ba tháng thử việc, Feidian Video đưa tin.
Một đoạn ghi âm do cô Thiên ghi lại được cô chia sẻ lên mạng cho thấy cô đang thảo luận vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động với một nhân viên thuộc bệnh viện được đề nghị giấu tên.
“Có phải tôi bị sa thải vì do quá béo nên không mặc vừa đồng phục hay không?” Cô Thiên hỏi.
“Cũng không hẳn vì lý do này, còn có lý do nữa là do cô thường hay đi muộn,” người nhân viên trả lời.
“Tôi đã bị béo phì từ nhiều năm rồi và không phải là chuyện lạ, nhưng chưa bao giờ tôi lại bị phân biệt đối xử vì điều đó.” Thiên thắc mắc.
“Chúng tôi không có bất kỳ thành kiến nào chống lại bạn,” Người nhân viên đáp lại.

Ngoài ra người nhân viên cũng cho biết thêm rằng bệnh viện cũng đã tìm một nhà thiết kế đồng phục mới sau khi những nhà may đồng phục thông thường trước đây không thể đáp ứng được số đo của Thiên, tuy nhiên nhà cung cấp mới này cũng không thể sản xuất được bộ đồng phục phù hợp với số đo của Thiên, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin.
“Chúng tôi thực sự không thể tìm được nhà cung cấp đồng phục nào phù hợp cho bạn.” Người nhân viên giải thích.
Theo SCMP đăng tải, Thiên bắt đầu thử việc tại bệnh viện vào tháng 11 năm ngoái, cô không được thông báo về bất kỳ một quy định nào về đồng phục hay hình dáng cơ thể.
Không những vậy, Thiên còn cho biết, bệnh viện nha khoa đã thỏa thuận với một nam nhân viên ngoại cỡ rằng anh ta có thể tiếp tục làm việc nếu cân nặng của anh ta giảm xuống dưới 90kg trước khi kết thúc thời gian thử việc.
Ngay sau khi đoạn video về câu chuyện của Thiên được đăng tải, đa số ý kiến đều đồng ý rằng nữ nhân viên này đã bị phân biệt đối xử trong công việc.
“Tại sao một hai tháng trước bệnh viện không từ chối nhận cô ấy vào thử việc?”Một ý kiến thắc mắc.
“Đồng phục công sở là một trong những lý do nhưng nghe có vẻ không thuyết phục.” Người khác nói.

Nạn phân biệt đối xử trong công việc ở Trung Quốc đã được chia sẻ trong nhiều câu chuyện và ngày càng phổ biến hơn khi những lao động trẻ tuổi ngày càng phản đối việc bị xem thường, SCMP đưa tin.
Hồi cuối năm ngoái, một phụ nữ ở Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc đã từ bỏ vị trí chuyên gia truyền thông ngay từ buổi đầu nhận việc vì bị ép phải đi cọ rửa nhà vệ sinh. Theo ban quản lý, đây là “việc mà nữ giới phải làm”.
Hay như vào tháng 7 năm ngoái, một phụ nữ khác ở Thành Đô, Tây Nam Trung Quốc, đã bị sỉ nhục và gắn với mác “bà tướng” trong một cuộc phỏng vấn xin việc sau khi cô cố gắng thương lượng về mức lương và các điều kiện phúc lợi khi làm việc.
Nhi (Nguoiduatin.vn)
Tin cùng chuyên mục








-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
-
Mưa to, gió lớn ở Hà Nội và nhiều địa phương phía Bắc có phải do ảnh hưởng bão số 3? (19/07)
-
Clip hiện trường vụ lật tàu ở vịnh Hạ Long khiến hàng chục người chết và mất tích (19/07)
Bài đọc nhiều




