Thế giới

Khám phá vùng đất nổi tiếng nơi anh cả 'chọn' vợ và chia sẻ cho tất cả các em trai

Khi Tashi Sangmo 17 tuổi, cô kết hôn với một người hàng xóm 14 tuổi ở một ngôi làng hẻo lánh trên dãy Himalaya ở Nepal và như phong tục truyền thống, cô đương nhiên cũng sẽ trở thành vợ của những người em chồng.

Khám phá vùng đất nổi tiếng nơi anh cả 'chọn' vợ và chia sẻ cho tất cả các em trai
Gia đình Tashi Sangmo (ảnh 2 từ trái sang) cùng chồng Pasang Lama (ngoài cùng bên phải) và 1 trong 8 cậu con trai ngồi tiếp khách. Ảnh: Thegreathimalayatrail

Vào thời cổ đại, con trai của hầu hết mọi gia đình ở vùng Upper Dolpo, nằm trên dãy Himalaya thuộc đất nước Nepal, sẽ cùng kết hôn chung với duy nhất một người phụ nữ. Tuy nhiên tập tục đa phu này đang mai một khi khu vực này bắt đầu mở cửa cho cuộc sống hiện đại và chỉ còn sót ở một vài ngôi làng hẻo lánh.

Nguồn gốc của phong tục này được cho là bắt nguồn từ việc nhiều gia đình thích sinh con trai trong khi tỷ lệ con gái ở địa phương rất thấp, chưa kể các gia đình có rất ít đất đai canh tác nên không thể chia đều cho các người con.

"Sẽ dễ dàng hơn theo cách này vì mọi thứ chúng tôi có đều thuộc về một gia đình. Của cải sẽ không phải chia cho nhiều gia đình người vợ và chỉ mình tôi là người chịu trách nhiệm", Sangmo nói.

Khám phá vùng đất nổi tiếng nơi anh cả 'chọn' vợ và chia sẻ cho tất cả các em trai - 1

Thông thường, theo phong tục ở Nepal, với một gia đình đông anh em, thì người con trai cả sẽ là người được lựa chọn cô dâu. Nếu như người phụ nữ chấp nhận gả cho người anh cả, sẽ đồng nghĩa với việc cô là vợ của tất cả những người em trai còn lại trong gia đình.

Khi Sangmo đồng ý kết hôn với Mingmar Lama 24 năm trước, người ta hiểu rằng em trai của chồng cô là Pasang, năm đó mới chỉ 11 tuổi sẽ là người chồng tiếp theo của cô ấy khi đủ tuổi trưởng thành. 

"Tôi muốn chia sẻ mối quan hệ này với em trai mình vì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn cho cả hai chúng tôi", Pasang, 35 tuổi, nói tại ngôi nhà của gia đình ở làng Simen, cách mực nước biển 4.000m và cách thị trấn gần nhất 5 ngày đi bộ.

Với những trường hợp như của Sangmo, cô sẽ phải chịu trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng Pasang trong vài năm nữa mới có thể danh chính ngôn thuận trở thành vợ chồng, bởi cũng theo truyền thống, vợ người anh cả sẽ phải làm nhiệm vụ này nếu như các anh em khác còn quá nhỏ.

Khám phá vùng đất nổi tiếng nơi anh cả 'chọn' vợ và chia sẻ cho tất cả các em trai - 2

Hầu hết đàn ông ở Nepal đều theo đạo Hindu, tuy nhiên khác với hầu hết đàn ông trên thế giới, những ông chồng ở Nepal sẽ lo hầu hết việc nhà như nấu nướng, giặt giũ trong khi người vợ chỉ lo việc kiếm tiền và chăm sóc con cái. Theo những người dân Nepal cao tuổi, chế độ đa thê cũng giúp cho gia đình họ "kế hoạch hóa gia đình" tốt hơn bởi dù có nhiều chồng nhưng người phụ nữ cũng không thể mang thai liên tục. Điều này giúp cho gia đình họ không quá khó khăn trong việc duy trì nền kinh tế gia đình.

Trong các gia đình thuộc chế độ đa thê, những người con được sinh ra thường khó nhận ra ai mới là bố đẻ của mình. Do đó chúng sẽ gọi tất cả các bác các chú của mình đều bằng bố. Không ai ghen tuông khi vợ của mình ngủ với anh hoặc em trai trong gia đình.

Shitar Dorje, 40 tuổi, kết hôn với người chồng 47 tuổi là Karma cách đây hai thập kỷ. Pema, em trai của Karma, kết hôn vài năm sau đó sau khi học xong triết học Phật giáo.

"Nếu tất cả chúng tôi ở trong nhà cùng một lúc, thì anh trai tôi sẽ ngủ với vợ tôi. Trong trường hợp của tôi, không có sự ghen tuông. Tôi không cảm thấy tồi tệ khi anh trai tôi ở trong nhà, vợ chúng tôi ở cùng anh ấy. Nếu tôi cảm thấy ghen tị, thì tôi đã đi lấy người khác", Pema nói.

Khám phá vùng đất nổi tiếng nơi anh cả 'chọn' vợ và chia sẻ cho tất cả các em trai - 3

Cuộc sống đơn giản nhưng đầy khó khăn ở Upper Dolpo, cách thủ đô Kathmandu nhộn nhịp 500 km về phía Tây. Điều kiện vệ sinh còn sơ sài, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại hầu như không tồn tại và phụ nữ phải vất vả đi khai thác đá hoặc lấy củi ở trong các thung lũng khô cằn hoặc thu hoạch mùa màng dưới cái nắng chói chang.

Trong một gia đình đa phu luôn có sự phân công lao động giữa các anh em khi một người trông nom đàn gia súc, một người giúp vợ trên đồng ruộng, người khác lo việc gia đình...

Đối với người phụ nữ khi kết hôn với gia đình đông con trai cũng sẽ coi như là một dạng “bảo hiểm trọn đời” của họ. Bởi lẽ do có nhiều người chồng trong cùng một nhà, nếu chẳng may có người này mất, thì người vợ sẽ không bị coi là “góa bụa” do vẫn còn những người chồng khác.

Theo tổ chức từ thiện SNV của Hà Lan, tổ chức có mối liên hệ chặt chẽ với khu vực này, tuổi thọ trung bình của nam giới chỉ là 48 và nữ giới là 46.

Khám phá vùng đất nổi tiếng nơi anh cả 'chọn' vợ và chia sẻ cho tất cả các em trai - 4

Bà Thajom Gurung, 70 tuổi, đến từ ngôi làng Saldang hẻo lánh, mất chồng là Choldung vì bệnh ung thư khoảng 40 năm trước. Tuy nhiên theo phong tục, hiện bà vẫn còn hai người chồng khác là anh em với Choldung.

"Khi tất cả chúng tôi ở cùng nhau trong nhà, chúng tôi thay phiên nhau ngủ chung giường với vợ tôi, không ai lo lắng về điều đó", Choyocap, một trong hai anh em còn lại nói.

Trong những năm tháng gần đây, phong tục đa thê của Upper Dolpo vẫn được bảo tồn ở một số ngôi làng hẻo lánh. Nhưng khi đất nước Nepak ngày càng được biết đến là điểm du lịch nổi tiếng, người dân địa phương được tiếp cận với những điều mới mẻ thì phong tục này đã ngày càng được xóa bỏ.

Trên nóc những ngôi nhà bằng đá, nơi trước đây chỉ treo những lá cờ cầu nguyện, các đĩa vệ tinh đã bắt đầu mọc lên, cho phép Người dân Dolpo có cái nhìn thoáng qua về một thế giới hiện đại với những hình ảnh hiện đại, lãng mạn hơn so với thế giới của họ.

Khám phá vùng đất nổi tiếng nơi anh cả 'chọn' vợ và chia sẻ cho tất cả các em trai - 5

SNV cho biết trong khi 80% hộ gia đình thực hành chế độ đa phu một thế hệ trước thì con số này hiện giảm xuống còn 1/5 và có lẽ nó sẽ biến mất trong vòng hai thế hệ tiếp theo.

Tuy nhiên với những gia đình như ông Choyocap, đây vẫn là phong tục đáng quý và cần được duy trì ở Dolpo dù ông biết trong tương lai, tục lệ này chắc chắn sẽ biến mất hoàn toàn, khi mà nhận thức của người dân quê ông tăng cao, cũng như sự phân biệt nam, nữ được xóa nhòa.

“Đa phu là để giữ gia đình bên nhau khi cuộc sống khó khăn. Có nhiều anh em đồng nghĩa với việc gia đình sẽ vững mạnh hơn và con cái có cơ hội tốt hơn cho tương lai", người đàn ông năm nay đã 77 tuổi chia sẻ.

QT (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/kham-pha-vung-at-noi-tieng-noi-anh-ca-chon-vo-va-chia-se-cho-tat-ca-cac-em-trai-a366279.html