Theo Sputnik, hàng không mẫu hạm USS Reagan của Hạm đội 7, Mỹ vừa bất ngờ bị tàu ngầm Trung Quốc ngắm bắn khi nó vừa rời căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.

Theo Sputnik, hàng không mẫu hạm USS Reagan của Hạm đội 7, Mỹ vừa bất ngờ bị tàu ngầm Trung Quốc ngắm bắn khi nó vừa rời căn cứ Yokosuka, Nhật Bản.

Đây là vụ “áp sát gần nhất” giữa một tàu sân bay của Mỹ và một tàu ngầm của Trung Quốc trong vòng 5 năm qua. Phản ứng sau vụ việc này, Hạ Nghị sĩ Randy Forbes, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ tuyên bố:

“Nếu thông tin này là chính xác, nó một lần nữa cho thấy Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng họ có thể gây nguy hiểm đến các lực lượng của Mỹ trong khu vực.

Hành động mới nhất này của Trung Quốc là lời nhắc nhở chúng ta rằng, Trung Quốc đang đi theo con đường gây bất ổn trong khu vực và Mỹ đang phải đối phó với thách thức rất lớn trong việc duy trì ổn định về cán cân quân sự tại châu Á- Thái Bình Dương”.

Ngoài ra, hành động này của Trung Quốc cũng được cho là vi phạm Quy tắc về Đối đầu Bất ngờ trên Biển (CUES), được các quốc gia thông qua, trong đó nêu rõ, chỉ huy Hải quân các nước cần phải tránh mọi hành động có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.

“Việc tấn công giả định thông qua việc chĩa súng, tên lửa, ngư lôi hay các loại vũ khí khác vào hướng tàu hoặc máy bay đối phương là hành động không thể chấp nhận được theo CUES”, ông Forbes nhấn mạnh.

Hàng không mẫu hạm USS Reagan.


Việc tàu ngầm Trung Quốc ngắm bắn tàu sân bay Mỹ là không thể chấp nhận được theo cách phản ứng của Mỹ, tuy nhiên những tình huống tương tự đã được Kyodo News dự đoán từ năm 2009 – thời điểm xảy ra vụ va chạm giữa khu trục hạm USS John S. McCain với một tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông.

Cụ thể, vụ việc xảy ra vào ngày 11/6/2009, khi một tàu ngầm Trung Quốc đâm vào lưới phát sóng siêu âm săn tàu ngầm do khu trục hạm Mỹ USS John S. McCain kéo theo trên vùng gần bờ biển Philippines.

Trung Quốc cho rằng tàu khu trục Mỹ dường như đã không phát hiện ra tàu ngầm Trung Quốc trong khi tàu ngầm Trung Quốc xác định khoảng cách với tàu khu trục Mỹ mà không tính đến việc tàu này kéo theo lưới phát sóng siêu âm.

Lưới phát sóng siêu âm đắt tiền và phức tạp này được dùng để phát hiện sự hiện diện của các tàu ngầm, ngư lôi và các vật dưới nước khác. Chúng được nối với các tàu nổi hoặc tàu ngầm bằng cáp dài lên tới vài km.

Phía Trung Quốc không đưa tin về thiệt hại. Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời câu hỏi liên quan đến vụ việc này. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng không bình luận gì về sự cố này. Tuy nhiên, theo giới quân sự Philippines, sự việc xảy ra cách vịnh Subic ở Tây Bắc Philippines 125 hải lý, ngoài lãnh hải của Manila.

Trong khi đó theo Kyodo News, vụ va chạm là một minh chứng nữa về xu hướng các vụ va chạm giữa hải quân hai nước tăng lên không chỉ tại Biển Đông mà còn xảy ra tại những vùng biển Bắc Kinh đang tiến hành tranh chấp, trong đó có cả biển Hoa Đông.

Tuy phía Trung Quốc chỉ gọi những vụ vam chạm tương tự là một “tai nạn” nhưng có nhiều yếu tố củng cố cho mối lo ngại từ lâu rằng hải quân Trung Quốc đang ngày càng “gây hấn” hơn trong những cuộc tuần tra trên biển. Biển Đông trở thành “sân diễn” quen thuộc cho những đụng độ như vậy, Kyodo News nhận định.

Trong khi không phải vụ đụng độ nào cũng được đưa tin, các nhà phân tích cho rằng có đủ bằng chứng để thấy chúng xảy ra thường xuyên khi Bắc Kinh phô trương khả năng hải quân ngày càng mạnh của mình, đồng thời thể hiện sự chống đối với các hoạt động của Hải quân Mỹ tại các vùng biển tranh chấp.

Alex Neil, người phụ trách Chương trình châu Á tại Viện nghiên cứu Royal United (London) nhận xét: “Chúng ta đang thấy số vụ va chạm đột ngột tăng phản ánh khả năng gây hấn mạnh mẽ hơn của Trung Quốc”.
 
>> Tàu ngầm Trung Quốc khóa mục tiêu tên lửa vào tàu sân bay Mỹ
>> Tàu ngầm Trung Quốc bám tàu sân bay Mỹ ở biển Nhật Bản

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)