Video
28/02/2017 10:52Ảnh: Chứng tích các “trung tâm quyền lực” thời bao cấp
Hiện nay, không ít những cửa hàng kiểu mậu dịch thời bao cấp vẫn còn với biển hiệu cũ, như một chứng tích của "trung tâm quyền lực" một thời.
Cửa hàng mậu dịch hay cửa hàng bách hóa bán, phân phối hàng hóa cho người dân hiện diện khắp các địa phương thời bao cấp. Lúc đó, hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, chưa được mua bán tự do trên thị trường. Người dân chưa được phép vận chuyển hàng hóa từ địa phương này sang địa phương khác. Trong ảnh: Nằm ở vị trí trung tâm cũ của thị trấn Liên Quan (huyện Thạch Thất, Hà Nội), cửa hàng mậu dịch quốc doanh Thạch Thất vẫn giữ nguyên tòa nhà 3 mặt phố từ những thập kỷ 50 của thế kỷ trước. |
|
Hàng hóa khan hiếm, khó mua khiến hiện tượng người dân luôn phải chen chúc, xếp hàng để mua sắm hàng hóa, lương thực, thực phẩm,... trở nên phổ biến. Những nơi này trở nên như những "trung tâm quyền lực", với những mậu dịch viên (những người đảm nhiệm việc bán, phân phối hàng hóa,... ) được người dân thời ấy gọi là người "thét ra lửa" và "người yêu lý tưởng",... Trong ảnh: Nơi đây từng là nơi bán, phân phối các loại hàng hóa thiết yếu cho người dân huyện Thạch Thất suốt hơn 30 năm. |
|
Tồn tại hơn 30 năm, từ 1986, nhà nước xóa bỏ bao cấp. Các cửa hàng mậu dịch quốc doanh được chuyển đổi, cho thuê hoặc tự kinh doanh. |
|
Tòa nhà "Mậu dịch quốc doanh" được xây từ giữa thập kỷ 50 của thế kỷ trước giờ vẫn là nơi kinh doanh các loại hàng hóa nhưng do tư nhân đảm nhiệm dưới các hình thức khoán, thuê mặt bằng. |
|
"Hiệu sách nhân dân" cũng là hình thức kinh doanh được nhà nước quản lý trong thời bao cấp hiện vẫn còn tồn tại ở huyện Thạch Thất. |
|
Được xây dựng từ năm 1959, tòa nhà từng là "Cửa hàng tổng hợp huyện Quốc Oai" (Hà Nội) vẫn giữ được hình hài kiến trúc từ khi xây dựng. |
|
Sau khi nhà nước xóa bỏ chế độ bao cấp, cũng như tất cả những cửa hàng mậu dịch trên toàn quốc, nơi này cũng được giao khoán, cho thuê mặt bằng cho các hộ cá thể. |
|
Bên trong "Cửa hàng tổng hợp huyện Quốc Oai" được bài trí hàng hóa theo kiểu tủ kính ngăn người mua, người bán giống kiểu bày hàng hóa thời bao cấp. |
|
Tòa nhà "Hiệu sách nhân dân huyện Quốc Oai" vẫn tiếp tục kinh doanh sách, truyện từ thời bao cấp. |
|
Tuy biển hiệu tòa nhà đã từng là cửa hàng mậu dịch quốc doanh đã không còn nhưng hiện "Hiệu sách nhân dân huyện Hoài Đức" (Hà Nội) vẫn được duy trì tại trung tâm thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức. |
|
Cũng đã chuyển đổi mô hình kinh doanh từ nhà nước sang tư nhân quản lý, cửa hàng "Thương nghiệp tổng hợp" (một tên gọi khác của cửa hàng mậu dịch thời bao cấp) vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị trấn Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai). |
Theo Lê Anh Dũng (VietNamNet)
Tin cùng chuyên mục








-
Thương vụ hỏi mua 'báu vật quốc gia' 46 tỷ USD của Nhật Bản chính thức đổ bể, ông chủ Circle K tay trắng ra về (19/07)
-
Đã nhận chế độ theo Nghị định 178, được bầu làm bí thư chi bộ có phải trả lại tiền? (19/07)
-
Người quay lại khoảnh khắc ngoại tình của CEO công nghệ hút hàng chục triệu view lần đầu lên tiếng (19/07)
-
Bà mẹ TP.HCM đau khổ: Con ngoan, thông minh nhưng phải cho đi khám Tâm thần, nhiều người khuyên "chữa" nhanh kẻo hỏng! (19/07)
-
Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế năm 2025 (19/07)
-
Trích xuất camera, truy bắt kẻ lẻn vào nhà xâm hại tình dục bé gái 9 tuổi ở Sơn La (19/07)
-
1 câu nói của MC đình đám VTV khiến 80.000 người "đổ xô" vào tương tác (19/07)
-
2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo của người Việt, biết uống còn chống loãng xương (19/07)
-
ĐH Quốc gia Hà Nội công bố điểm sàn xét tuyển năm 2025 (19/07)
-
H'Hen Niê bụng bầu to vượt mặt vẫn tập gym gây sốt mạng xã hội, phản ứng của dân tình gây chú ý (19/07)
Bài đọc nhiều



