Xã hội
09/12/2016 18:02Bộ GD&ĐT: Tạm dừng trò chơi "Chinh phục vũ môn" sau phản ứng của phụ huynh
Cuộc thi “Chinh phục vũ môn” với hình thức thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức tổng hợp dành cho học sinh trung học cơ sở do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khởi xướng và chủ trì tổ chức từ năm học 2014-2015. Từ hiệu quả của cuộc thi lần thứ nhất, theo đề xuất của Trung ương Đoàn, sau khi nghiên cứu, Bộ GD&ĐT đã thống nhất phối hợp với Trung ương Đoàn tổ chức cuộc thi lần thứ 2 (năm học 2015-2016) và lần thứ 3 (năm học 2016-2017).
![]() |
Lễ phát động cuộc thi “Chinh phục vũ môn toàn quốc lần thứ III” năm học 2016-2017 tại Trường THCS Đặng Thai Mai, TP Vinh (Nghệ An) vào ngày 26-9 - Ảnh: DOÃN HÒA/ Tuổi Trẻ. |
Cuộc thi được tổ chức với mục đích tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp các em nắm chắc kiến thức về văn hóa, xã hội và kỹ năng sống. Đồng thời giúp các em nâng cao nhận thức và kỹ năng khai thác hiệu quả internet phục vụ học tập, giải trí và rèn luyện.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Bộ GD&ĐT, cuộc thi còn một số tồn tại, bất cập như thành phần tham gia thi chưa phù hợp; công tác tuyên truyền, tổ chức điều hành cuộc thi chưa tốt đã gây ra sự lo ngại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các em học sinh.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu Vụ Công tác học sinh - sinh viên (đơn vị đầu mối phối hợp với Trung ương Đoàn) báo cáo về việc này. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ khẩn trương làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đề nghị tạm dừng tổ chức cuộc thi nói trên, tiến hành rà soát kỹ lưỡng, nghiêm túc, khoa học các vấn đề liên quan đến cuộc thi mà dư luận đang quan tâm.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ chủ động rà soát tất cả các cuộc thi tương tự đang diễn ra hoặc dự kiến sẽ tổ chức, nếu không thiết thực, hiệu quả thì dừng ngay. Chủ trương của Bộ GD&ĐT là không tổ chức hoặc ủng hộ tổ chức các cuộc thi không thiết thực, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, gây băn khoăn cho phụ huynh và dư luận xã hội. Trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT luôn khuyến khích các em học sinh năng động, tìm tòi học tập qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có hình thức học tập trực tuyến, nhưng đó phải là những kênh học tập lành mạnh và hiệu quả, thiết kế phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.
Theo PV (Dân Trí)
Tin cùng chuyên mục








-
Lamine Yamal bị chỉ trích xung quanh tiệc sinh nhật ồn ào (14/07)
-
Giám đốc Công an TP Hà Nội: Đưa camera AI vào hoạt động, CSGT không phải ra đường (14/07)
-
Khởi tố nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế (14/07)
-
Bộ GD-ĐT công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vào chiều 15/7 (14/07)
-
Bi kịch ở “ngôi làng một thận”: Lời hứa đổi đời và một tương lai tan nát (14/07)
-
"Một con vịt" - MV đầu tiên của Việt Nam đạt 1 tỷ view bất ngờ "bốc hơi" khỏi Youtube (14/07)
-
Lo đóng cửa cây xăng khi Hà Nội cấm xe máy trong vành đai 1 (14/07)
-
Người mẹ bỏ rơi bé trai trong rừng cao su Đồng Nai với mảnh giấy "xin lỗi con nhiều lắm" (14/07)
-
Lại ba người ở Hà Nội mất hơn 3,5 tỷ đồng vì kiểu lừa đảo không xa lạ (14/07)
-
TP HCM: Quay clip bị chích điện giả để lừa gia đình, lấy tiền chuyển cho kẻ lừa đảo (14/07)
Bài đọc nhiều




