Xã hội
26/09/2023 14:39Chủ tịch Hà Nội muốn biến bãi rác Nam Sơn thành công viên
Vấn đề môi trường và việc đảm bảo cơ chế giải phóng mặt bằng cho những hộ dân trong vùng ảnh hưởng của bãi rác Nam Sơn là vấn đề được các cử tri quan tâm đề cập khi Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn, sáng 26/9.
Trả lời những kiến nghị của cử tri, về vấn đề xử lý rác thải, xử lý môi trường tại huyện Sóc Sơn, ông Thanh cho biết tinh thần là các kiến nghị của cử tri đều ghi nhận. Hiện TP đang quan tâm giải quyết, nhưng "có những việc không thể ngày một ngày hai được".
Theo ông Thanh, vừa qua, các đơn vị sở ngành chức năng cùng UBND huyện Sóc Sơn đã xây dựng vòng bán kính 500m trong vùng ảnh hưởng của bãi rác Nam Sơn. Tuy nhiên, huyện vẫn cần rà soát lại để tránh sót đối tượng được hưởng chính sách đặc thù, kể cả còn một hộ gia đình cũng phải được giải quyết.

Ông cho biết, hiện đang có một vài nhà đầu tư quan tâm đầu tư về việc "móc" toàn bộ rác cũ lên để đốt.
"Người ta sẵn sàng rồi nhưng mình đang khó vì chưa có định mức móc rác là bao nhiêu, chưa có căn cứ để xây dựng cơ chế đấu thầu, lựa chọn nhà thầu", ông Thanh nói và bày tỏ mong muốn xây dựng một nhà máy tiêu thụ toàn bộ rác đã chôn trong quá khứ, để xử lý và sau này biến thành công viên công cộng để người dân hưởng lợi ở đây.
Trong thời gian tới, ông cho rằng cần báo cáo lại phương án để đấu thầu vận hành nhà máy. Sau đó TP sẽ tìm một vài vị trí phù hợp ở các quận, huyện còn lại trong quy hoạch xây thêm một nhà máy để phân tán lượng rác, không để tập trung ở Xuân Sơn và Nam Sơn.
Về vấn đề nước rỉ rác ở bãi rác cũ tại Sóc Sơn, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, đã đề nghị huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất thêm phương án như tăng công suất xử lý lên để đảm bảo xử lý nước rỉ rác được tốt.
Về giai đoạn 3 của dự án mở rộng Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, ông Thanh cho biết thẩm quyền thuộc Thủ tướng Chính phủ. Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội khóa XV sẽ tiếp thu, nghiên cứu để có hướng xử lý phù hợp.
"Nếu làm xong Nhà máy Thiên Ý, rồi sang quý 1-2024, chậm nhất là quý 2 thì nhà máy Seraphin ở Sơn Tây xong, nhà máy này điều chỉnh công suất xử lý là 2.500m³ rác/ngày đêm, cộng với 4.000m³ ở Thiên Ý thì cơ bản sẽ không phải chôn nữa", ông thông tin.
Trao đổi thêm một số nội dung khác liên quan đầu tư công và an sinh xã hội, ông Thanh nêu quan điểm Hà Nội thu thấp nhất nhưng chi cao nhất. Ngân sách sẽ phải bù vào khoảng chênh lệch giữa thu và chi. Trong khi đó, thành phố phải "lo" cho 2,3 triệu học sinh đi học các cấp, cùng 10 triệu dân sinh sống, bao gồm nhiều vấn đề y tế, bảo hiểm.
"Ngân sách có hạn, nhưng nhiệm vụ đầu tư lớn. Thành phố đã cô đọng nhưng đầu tư vẫn còn dàn trải nên mong quận, huyện cùng chia sẻ. Hiện rất nhiều quận, huyện xung phong làm việc của thành phố trên địa bàn, nên lãnh đạo huyện cân đối lại tài chính xem có việc gì xung phong làm được trước thì làm", Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
HL (SHTT)
Tin cùng chuyên mục








-
Vụ lật tàu Vịnh Hạ Long: Bé trai thoát chết thần kỳ sau 4 giờ mắc kẹt trong khoang kín (19/07)
-
Tuyên bố "chơi lớn" làm được chatbot mạnh hơn ChatGPT, Dược sĩ Tiến có tiềm lực tài chính mạnh thế nào? (19/07)
-
Phát ngôn gây sốc của 1 Em Xinh: "Tôi cực kỳ thích đẻ, thích đau đớn và bị hành khi mang thai" (19/07)
-
Nữ sinh Đắk Lắk bất ngờ đỗ tốt nghiệp sau khi bị từ chối cho học lại (19/07)
-
Doanh nghiệp nghìn tỷ của CEO ngoại tình rúng động thế giới đang kinh doanh ra sao? (19/07)
-
Diệp Lâm Anh đáp trả không khoan nhượng khi bị doạ bom đơn hàng, quay lưng hậu họp báo của Jack (19/07)
-
Mở hộp bánh tại sân bay, phát hiện cảnh tượng nổi da gà (19/07)
-
Bức ảnh công nhân đu dây bị mắc kẹt được chia sẻ trong ngày giông lốc kinh hoàng ở Hà Nội: “Mong đồng bào bình an!” (19/07)
-
Thủ đoạn của cặp vợ chồng lừa đảo bán căn hộ trái phép ở TPHCM (19/07)
-
Nhiều chuyến bay không thể cất - hạ cánh ở Nội Bài, Cát Bi (19/07)
Bài đọc nhiều




